Theo truyền thống, khi hai cặp vợ chồng kết hôn tại Việt Nam thì người vợ thường chuyển sang nhà chồng để chung sống. Khi đó, nơi thường trú của người vợ sẽ thay đổi so với trước đây nên người chồng thường phải làm thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà mới cho vợ mình. Tuy nhiên, thủ tục hành chính nào cũng cần phải mất một khoảng thời gian để xử lý. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhập hộ khẩu cho vợ mất bao lâu? Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ thực hiện như thế nào? Điều kiện nhập hộ khẩu cho vợ là gì? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Điều kiện nhập hộ khẩu cho vợ là gì?
Anh B và chị H vừa tổ chức hôn lễ vào đầu năm nay. Sau đó, chị H chuyển sang nhà của anh B để sinh sống cùng với gia đình của anh. Anh B khi đó muốn làm thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ mình vào nhà của mình nhưng băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều kiện nhập hộ khẩu cho vợ là gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Trên cơ sở quy định tại Khoản 2, Điều 20, Luật Cư trú 2020 đã quy định cụ thể về điều kiện đăng ký thường trú
“2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ”.
Theo khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ.
Như vậy, nếu vợ nhập hộ khẩu về với chồng cần đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
– Chủ hộ đó đồng ý cho nhập hộ khẩu;
– Chủ sở hữu căn nhà đồng ý cho nhập hộ khẩu.
Nhập hộ khẩu cho vợ mất bao lâu?
Chị V và anh X yêu nhau được hơn 04 năm nay. Vào tháng tới, chị V và anh X dự định sẽ tổ chức hôn lễ. Tuy nhiên, chị V sẽ chuyển đến nhà anh X sinh sống trước khi kết hôn để kịp dọn đồ đạc đón tết. Khi đó, anh X muốn làm thủ tục nhập hộ khẩu cho chị V nhưng băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhập hộ khẩu cho vợ mất bao lâu, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo quy định khoản 3, Điều 22 của Luật Cư trú thì thời gian giải quyết là 07 ngày, kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Ngoài ra, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú.
Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm: Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu
Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ thực hiện như thế nào?
Tại Việt Nam, phụ nữ sau khi kết hôn thông thường sẽ phải chuyển sang nhà chồng để sinh sống với gia đình chồng. Khi đó, để hợp pháp hóa việc nhập khẩu vào nhà chồng thì các ông chồng cần phải chuẩn bị hồ sơ tiến hành thủ tục nhập khẩu cho vợ. Khi đó, nhiều ông chồng băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhập hộ khẩu cho vợ mất bao lâu, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
– Hồ sơ nhập hộ khẩu cho vợ
Trên cơ sở quy định tại Điều 21, Luật Cư trú 2020 quy định hồ sơ đăng ký thường trú đối với trường hợp nhập khẩu cho vợ về nhà chồng bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh vợ chồng.
Bên cahj đó, theo như quy định tại Điều 6, Nghị định 62/2021 của Chính phủ, giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng như sau:
– Giấy chứng nhận kết hôn;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
– Nơi nộp hồ sơ
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú (công an cấp xã, phường).
– Công an xã, phường, thị trấn;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký.
– Thủ tục đăng ký thường trú
Bước 1: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Lệ phí nhập hộ khẩu
Theo khoản 1 Điều 3, Thông tư 85 năm 2019 của Bộ Tài chính thì lệ phí đăng ký cư trú là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, và mức lệ phí này là khác nhau, tuỳ từng địa phương.
Còn bạn nhập hộ khẩu cho vợ thuộc địa bàn Hà Nội thì mức lệ phí đăng ký thường trú được quy định tại Nghị quyết 06/2020 của HĐND TP.Hà Nội. Cụ thể là 15.000 đồng ở cấp quận, phường và 8.000 đồng ở các cấp khác.
Bên cạnh đó, teo như quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BTC về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hướng dẫn về lệ phí đăng ký cư trú như sau:
“- Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc. Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh như sau:
+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần đăng ký;
+ Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 10.000 đồng/lần cấp;
+ Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú): không quá 8 .000 đồng/lần đính chính;
+ Đối với các khu vực khác, mức thu áp dụng tối đa bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu quy định tại khoản 1, mục này.
+ Miễn lệ phí khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Cấp hộ khẩu gia đình, cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể; cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn”.
Như vậy, có thể thấy rằng từ các quy định vừa được nêu ra ở trên thì khi người chồng thực hiện việc nhập hộ cho vơ của mình thì sẽ phải nộp lệ phí như đã nêu ra ở trên.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Nhập hộ khẩu cho vợ mất bao lâu?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân (CMND), khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải đổi chứng minh nhân dân. Nếu đổi hộ khẩu ngay trong cùng tỉnh thì không cần đổi thẻ mới.
Tuy nhiên, theo như quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân nếu người dân đang dùng Căn cước công dân (CCCD) thì khi chuyển khẩu sang tỉnh khác không bắt buộc đi đổi Căn cước công dân mới.
Điều 14 của Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:
– Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống;
– Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
Dựa vào những căn cứ trên có thể thấy việc lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng theo thỏa thuận của vợ chồng, pháp luật không có quy định bắt buộc vợ phải nhập khẩu vào nhà chồng.
Tóm lại, nếu không nhập khẩu cho vợ về nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, song việc nhập hộ khẩu chậm cũng không bị xử phạt.