Bồi thường khi sốc phản vệ do tiêm vaccine là vấn đề nóng hổi kể từ sau khi nhân viên y tế bị tử vong do tiêm vaccine. Dịch bệnh chính là nỗi đáng sợ và khủng hoảng nhất đối với con người. Chính vì thế mà việc tạo ra vaccine để nhằm chống chịch bệnh là vô cùng quan trọng. Nhất là về vấn đề đại dịch COVID-19 như hiện nay. Tuy nhiên thì vaccine COVID-19 không phải lúc nào cũng hợp với toàn bộ cơ thể của mỗi người. Có nhiều người bị kháng hoặc sốc phản vệ sau khi tiêm chủng vắc xin COVID-19 dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn,… và nặng nhất đó chính là tử vong.
Vấn đề gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng khi tiêm chủng là một nỗi lo lớn của người dân. Vậy pháp luật có quy định về phạm vi và mức độ bồi thường thiệt hại cho những người này hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây nhé!
Câu hỏi: Chào Luật sư X, tôi có câu hỏi cần được giải đáp như sau: Mấy ngày nay tôi có nghe được một thông tin về một nhân viên y tế chết do sốc phản vệ khi tiêm vaccine. Vậy Luật sư cho tôi hỏi rằng; pháp luật quy định như thế nào về phạm vi và mức bồi thường cho những trường hợp bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng khi tiêm chủng?
Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật sư X chúng tôi. Sau quá trình điều tra và tìm hiểu về vụ việc tử vong gần đây; chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 104/2016/NĐ-CP.
Thông tin về Nhân viên y tế chết do sốc phản vệ khi tiêm vaccine
Theo BS Từ Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Y tế An Giang; ngày 7/5 trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận một trường hợp tử vong do sốc phản vệ sau tiêm chủng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca. Người tử vong là nữ nhân viên y tế 35 tuổi; đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu.
Trước khi tiêm vắc xin tại điểm tiêm ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu sáng 6/5; nữ nhân viên y tế này đã được khám sàng lọc và giải thích về các phản ứng sau tiêm.
Sau khi tiêm; Bệnh nhân có phản ứng sốc và đã được Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu xử lý theo đúng phác đồ. Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu đã kết nối hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang và Bệnh viện Chợ Rẫy để kịp thời được tư vấn xử lý.
Ngay sau đó bệnh nhân được chuyển về tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang; Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cử các chuyên gia hồi sức tích cực đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang để hỗ trợ cấp cứu.
Tuy nhiên, bệnh nhân đã tử vong ngày 7/5/2021.
Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế An Giang; nguyên nhân dẫn đến tử vong là sốc phản vệ trên cơ địa quá mẫn với non steroid (NSAIDs).
Đây là trường hợp rất hiếm gặp trong thực tế tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã gọi điện chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình, người thân của nữ nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch y tế tỉnh An Giang.
Trên đây là nội dung về thông tin Nhân viên y tế tử vong do tiêm vaccine. Vậy câu hỏi đặt ra là đối với những người sau khi tiêm vaccine mà bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì có được bồi thường không? Bồi thường khi sốc phản vệ do tiêm vaccine như thế nào?
Vấn đề bồi thường trong trường hợp bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng khi tiêm chủng
Theo Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng thì:
Khi sử dụng vaccine xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch; nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng; Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
Các trường hợp được Nhà nước bồi thường bao gồm:
- Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật;
- Người được tiêm chủng bị tử vong.
Như vậy, nhân viên y tế bị tử vong ở đây được nhà nước bồi thường khi sốc phản vệ do tiêm vaccine theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP; thì các thiệt hại, phạm vi và mức bồi thường như sau:
1. Thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
2. Thiệt hại đến tính mạng được hỗ trợ như sau:
a) Các chi phí quy định tại khoản 3 Điều này trước khi tử vong;
b) Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định;
c) Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;
d) Các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế:
a) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng thực hiện theo quy định pháp luật về BHYT. Phần chi phí mà đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả và các dịch vụ khám, chữa bệnh có chi phí vượt mức thanh toán hoặc ngoài phạm vi thanh toán của BHYT thì được thanh toán theo hóa đơn (không quá khung giá dịch vụ đăng ký với Bộ Y tế);
b) Trường hợp không có thẻ BHYT đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân thực hiện theo quy định hiện hành về giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập và có hóa đơn kèm theo;
c) Trường hợp phải nhập viện, quá trình điều trị nếu phát hiện bệnh khác kèm theo không liên quan đến tiêm chủng thì cá nhân phải thanh toán chi phí khám, điều trị bệnh đó. Nếu người này có thẻ BHYT thì việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của bệnh đó thực hiện theo quy định pháp luật về BHYT.
Ngoài ra, theo luật thì còn được bồi thường thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút cho 1 người phải nghỉ việc không hưởng lươngđể chăm sóc cho trường hợp được Nhà nước bồi thường được hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút trong thời gian cứu chữa.
Như vậy thì nhân viên y tế ở đây sẽ được bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Các chi phí trong trường hợp trước khi tử vong bao gồm khám, chữa bệnh; điều trị và chăm sóc khi bị sốc phản vệ;
- Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định;
- Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi chia sẻ về vấn đề: “Nhân viên y tế tử vong có đươc bồi thường khi sốc phản vệ do tiêm vaccine?”.
Hi vọng bài viết giúp ích cho độc giả!
Nếu các bạn còn thắc mắc về vấn đề trên và có nhu cầu được giải đáp; hãy liên hệ với Luật sư X chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Xem thêm: Ảnh hưởng covid – 19 doanh nghiệp được tạm dừng kinh doanh trong bao lâu?
Câu hỏi thường gặp
Theo tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp hiện nay thì việc tiêm chủng để phòng ngừa covid-19 là một việc hết sức quan trọng. Hiện nay đã có hơn 700.000 người tiêm chủng và không bị sốc hay phản vệ quá nghiêm trọng. Chỉ có duy nhất một ca tử vong. Tỉ lệ phần trăm này hiện nay là khá an toàn và ổn. Chính vì thế để nhằm phòng chống dịch bệnh Covid, ngoài tuân thủ theo nguyên tắc 5K. Hãy tiêm chủng covid-19 để bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.
Các trường hợp được Nhà nước bồi thường bao gồm:
Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật;
Người được tiêm chủng bị tử vong.
Thiệt hại đến tính mạng sau khi tiêm chủng vaccine được bồi thường:
Các chi phí trong trường hợp trước khi tử vong bao gồm khám, chữa bệnh; điều trị và chăm sóc khi bị sốc phản vệ;
Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định;
Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại.