Những ngày qua, thông tin về việc NSƯT Hoài Linh và số tiền hơn 13 tỷ đồng ông nhận được để ủng hộ đồng bào miền Trung đang gây xôn xao dư luận. Tuy đã được nghệ sỹ Hoài Linh lên tiếng giải thích, dư luận vẫn có nhiều ý kiến trái chiều. Gần đây nhất, thông tin từ người cho là nhân viên ngân hàng; nơi Hoài Linh gửi tiền; đã công bố số tiền 700 triệu đồng được chuyển đi không rõ nguồn gốc. Bỏ qua vấn đề minh bạch trong việc phân phối quỹ từ thiện của nghệ sỹ Hoài Linh. Một câu hỏi đặt ra ở đây là: “Nhân viên ngân hàng tiết lộ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào?” Hãy cùng Phòng tư vấn hành chính của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật Tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung 2017);
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010;
Nghị định số 117/2018/NĐ-CP;
Nghị định 185/2013/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Thông tin khách hàng là gì?
Nghị định số 117/2018/NĐ-CP giải thích trong Khoản 1 Điều 3 về thông tin khách hàng như sau:
Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là thông tin khách hàng) là thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin phát sinh trong quá trình khách hàng đề nghị hoặc được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng, sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động được phép, bao gồm thông tin định danh khách hàng và thông tin sau đây: thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các thông tin có liên quan khác.
Vậy, tất cả các thông tin liên quan đến thông tin liên hệ của khách hàng; hay lịch sử hoạt động của khách hàng tại tổ chức tín dụng; ngân hàng đều được coi là thông tin khách hàng.
Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 14 Luật Tổ chức tín dụng có quy định như sau:
1. Nhân viên, người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
Như vậy, ta có thể thấy, việc nhân viên ngân hàng tiết lộ thông tin khách hàng là trái với pháp luật hiện hành. Quay trở lại vụ việc của nghệ sỹ Hoài Linh; nếu vụ việc nhân viên ngân hàng tiết lộ giao dịch chuyển tiền của Hoài Linh là thật; người này đã vi phạm pháp luật; và có thể bị xử phạt theo luật định. Vậy, nhân viên ngân hàng tiết lộ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào?
Nhân viên ngân hàng tiết lộ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào?
Đối với hành vi nhân viên ngân hàng tiết lộ thông tin khách hàng; người vi phạm sẽ phải đối mặt với các chế tài pháp lý tùy từng mức độ hành vi.
Bộ luật Dân sự 2015 có quy định tại Điều 387 như sau:
Điều 387. Thông tin trong giao kết hợp đồng
1. Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.
2. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
3. Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Mức độ xử phạt đối với việc nhân viên ngân hàng tiết lộ thông tin khách hàng
Mức độ bồi thường cụ thể được điều chỉnh trong thỏa thuận giữa 2 bên được ghi trong hợp đồng sử dụng dịch vụ và được cho khách hàng ký trước khi bắt đầu hợp đồng.
Về xử phạt hành chính: Theo Điều 65 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng; và buộc tiêu hủy dữ liệu chứa thông tin của người tiêu dùng.
Trong trường hợp khách hàng bị nhân viên ngân hàng tiết lộ thông tin của mình; có thể làm thủ tục khiếu nại, khởi kiện để đòi quyền lợi cho mình theo Nghị định 117/2018/NĐ-CP.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; làm lộ thông tin về tài khoản ngân hàng của khách hàng có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự; nếu đủ điều kiện cấu thành tội phạm theo Điều 291. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng
Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay như sau:
– Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…