“Nhắn tin khủng bố tinh thần. Suốt hai tháng nghỉ dịch, tôi đều nhận được những tin nhắn từ người yêu cũ. Nội dung chủ yếu là đòi quay lại với tôi. Khi tôi không đồng ý hắn ta đã liên tục gửi ảnh cũ của tôi đe dọa bôi nhọ danh dự của tôi. Tin nhắn được gửi rất nhiều, dù tôi đã cố gắng chặn liên lạc từ hắn. Tuy nhiên hắn liên tục lập tài khoản mới, dùng số điện thoại khác nhau liên lạc với tôi. Tôi rất trầm cảm và không biết phải làm gì. Rốt cục pháp luật sẽ xử lý hắn ra sao?. Rất mong được mọi người tư vấn giúp tôi.
Người gửi _M_
Chắc hẳn những bạn trẻ đã không còn lạ với những tình huống như bạn M nữa. Tình yêu đôi khi thật diệu kì, vì yêu mà hết mình yêu. Có kẻ hết mình thì được khen ngợi, còn có kẻ hết mình lại bị chê bai. Thậm chí còn có kẻ vì yêu mà đứng mãi sau chấn song sắt ngục tù. Vậy hành vi Nhắn tin khủng bố tinh thần người yêu cũ có thể bị xử lý như thế nào?. Tùy vào mức độ và tính chất có thể xử lý hành chính hoặc hình sự. Cụ thể như thế nào, mời quý bạn đọc hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế nào là nhắn tin khủng bố tinh thần người khác?
Như các bạn đã biết pháp luật không cấm chúng ta được phép nhắn tin cho người khác. Theo hiến pháp 2013 thì công dân có quyền tự do ngôn luận. Đồng thời có quyền được bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Nói cách khác chúng ta được tự do nhưng tự do trong khuôn khổ luật định.
Hành vi nhắn tin khủng bố tinh thần của người khác thì luật không có định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên xét từ góc độ thực tế mà nói thì có thể hiểu đây là hành vi liên tục nhắn tin cho người khác. Nhưng mà nhắn tin thôi thì chưa đủ mà còn phải là nhắn tin rất nhiều gây ảnh hưởng tiêu cực đến đối phương. Nội dung tin nhắn sẽ vượt ra khỏi phạm vi cho phép. Ví dụ như: nhắn tin gửi ảnh khiêu dâm, đe dọa giết người, uy hiếp đòi tiền,…
Làm thế nào để chấm dứt việc người yêu cũ khủng bố tin nhắn?
Câu chuyện giữa hai người yêu nhau bình thường người trong cuộc sẽ là người hiểu rõ nhất. Chính vì vậy về phía Luật sư X chúng tôi khuyên bạn và cả người yêu cũ nên hòa giải trong hòa bình. Hãy thật bình tĩnh suy nghĩ thử xem tại sao anh ấy lại làm như vậy?. Sau đó các bạn có thể nói chuyện với nhau. Khi tìm hiểu rõ nguyên nhân, bạn hãy bày tỏ rõ quan điểm của mình. Cụ thể bạn muốn hay không muốn tiếp tục mối quan hệ này nữa?. Mới đầu có thể khiến cả hai không thoải mái nhưng sẽ hạn chế những rắc rối sau đó có thể đến với bạn.
Nếu thực sự không thể tự hòa giải trong hòa bình hãy sử dụng quyền được pháp luật bảo vệ của mình. Nhanh trí lưu lại toàn bộ bằng chứng mà bạn có. Bạn có thể chụp ảnh lại tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi với anh ấy. Dưới đây Luật sư X sẽ chia sẻ một số kiến thức pháp luật về xử phạt hành vi này.
Xử phạt hành chính khi nhắn tin khủng bố tinh thần người khác
Căn cứ Điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì người. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Với trường hợp có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Ngoài ra theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ – CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, việc. Quy định bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.00 đồng nếu cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; sẽ.
Như vậy không nên định khủng bố hay khủng bố tinh thần người khác bằng tin nhắn. Chỉ vài tin nhắn là bạn hoàn toàn có thể mất luôn cả chục triệu đồng rồi.
Xử phạt hình sự thì như thế nào?
Căn cứ điều 155 Bộ luật hình sự. Trong trường hợp người thực hiện hành vi nhắn tin khủng bố tinh thần có tính chất vu khống, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác. Cụ thể:
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Áp dụng đối với xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
- Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm với việc: “…Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”.
- Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Áp dụng đới với trường hợp “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Làm nạn nhân tự sát.“
Xem thêm:
- Hành vi kiểm tra tin nhắn của người khác bị xử lý như thế nào?
- Bán thông tin cá nhân của người khác trên internet bị xử lý thế nào?
- Công ty cho vay tài chính gọi điện đe dọa phải làm thế nào?
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật sư X về “Hành vi nhắn tin khủng bố tinh thần xử lý như thế nào theo quy định?“. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ theo số hotline : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bạn có có thể lựa chọn trả lời hoặc không. Hãy nghe theo con tim mình nhưng không nên vượt qua giới hạn. Người yêu cũ cũng đã là người trong quá khứ, dù bạn cố vun đắp thế nào cũng không thể níu kéo được chuyện tình mơ mộng.
Tội làm nhục người khác thể hiện ở hành vi dung lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa , lăng mạ, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự con người; Tội vu khống được biểu hiện ở những hành vi như bịa đặt chuyện xấu xa cho người khác về vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức xã hội , vi phạm pháp luật…
Để xem xét xem hành vi gửi ảnh nóng của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, cần xét đến hình thức gửi ảnh nóng qua phương tiện nào, số lượng, dung lượng ảnh là bao nhiêu, phổ biến tới bao nhiêu người, bạn có lời lẽ xúc phạm gì tới bạn gái bạn hay không,… Hành vi gửi ảnh nóng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.
Điều 155 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)