Chào Luật sư, tôi có chuyển nhầm số tiền cho một người bạn nhưng họ không có ý định trả lại cho tôi. Luật sư cho tôi hỏi Nhận tiền chuyển nhầm không trả bị xử phạt như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Nhận tiền chuyển nhầm không trả bị xử phạt như thế nào? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Nhận tiền chuyển nhầm không trả bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật quy định việc không trả lại số tiền chuyển nhầm sẽ bị coi là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Nghĩa vụ hoàn trả được quy định tại Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó người chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người có quyền khác với tài sản đó. Nếu không tìm được người cần trả tài sản thì phải giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, Điều 580 Bộ luật này cũng quy định người chiếm hữu, sử dụng phải hoàn trả toàn bộ tài sản thu được. Đây là nghĩa vụ bắt buộc nên nếu người có nghĩa vụ không thực hiện thì bị coi là vi phạm pháp luật. Tùy tính chất, mức độ, hành vi có thể bị áp dụng chế tài hành chính hoặc hình sự.
Về chế tài hành chính, Điểm e, Khoản 2, Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác bị phạt tiền 2-5 triệu đồng. Người nước ngoài nếu thực hiện hành vi này có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về chế tài hình sự, Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10 triệu đồng trở lên có thể bị xử lý về tội Chiếm giữ trái phép tài sản.
Trường hợp số tiền chiếm giữ từ 10 triệu đến dưới 200 triệu đồng, người phạm tội sẽ bị áp dụng tình tiết định khung tại Khoản 1 Điều này với khung hình phạt là phạt tiền 10-50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Như vậy, nếu chuyển nhầm số tiền 50 triệu đồng, bạn cần liên hệ ngân hàng và bên nhận tiền để giải quyết. Trường hợp người nhận cố tình không trả lại và sử dụng, chiếm đoạt số tiền đó, bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm ra cơ quan công an, yêu cầu xử lý người này về tội Chiếm giữ trái phép tài sản.
Quyền đòi lại tài sản theo quy định pháp luật
Bạn có quyền đòi lại số tiền đã chuyển nhầm. Bởi vì, khoản 1 Điều 166 của Bộ luật này quy định như sau
“Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”.
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi từ tài sản không có căn cứ pháp luật. Người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu hợp pháp có thể là người được chủ sở hữu ủy quyền, người có quyền chiếm hữu theo quyết định, bản án của Tòa án, cơ quan nhà nươc có thẩm quyền và những người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.
Những người sau đây phải trả lại tài sản:
– Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình
– Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình nếu có tài sản thông qua giao dịch không đền bù, trừ trường hợp xác lập quyền sở hữu theo điều 236 của Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
– Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có nghĩa vụ hoàn trả tài sản và hoa lợi thu được kể từ thời điểm biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật.
Bộ luật dân sự quy định chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, quyền của chủ sở hữu là quyền tuyệt đối, có nghĩa là chủ sở hữu có đầy đủ các quyền này do pháp luật quy định đối với tài sản thuộc sở hữu. Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự có quy định người không phải là chủ sở hữu nhưng có một số quyền đối với tài sản của chủ sở hữu như quyền hưởng dụng, quyền bề mặt,… Đâu là các quyền tài sản mà pháp luật bảo hộ cho các chủ thể có quyền này, vì vậy chủ sở hữu không được đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của các chủ thể đang có quyền hưởng dụng hoặc quyền bề mặt đối với tài sản đó.
Trách nhiệm của ngân hàng có tài khoản nhận nhầm, có tài khoản của người chuyển nhầm là gì?
Theo quy định tại Mục 2 – Điều 33 – Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về Trách nhiệm của ngân hàng có tài khoản nhận nhầm và tài khoản của người chuyển nhầm cụ thể như sau:
Một cách dễ hiểu, căn cứ vào yêu cầu của người chuyển, ngân hàng đầu chuyển sẽ gửi yêu cầu hủy giao dịch sang cho ngân hàng đầu nhận. Ngân hàng đầu nhận sẽ làm việc với người nhận được tiền. Nếu người nhận tiền đồng ý trả lại và đảm bảo có đủ tiền để trả lại, ngân hàng đầu nhận sẽ hoàn trả lại tiền cho ngân hàng đầu chuyển. Nếu người nhận tiền không đồng ý trả lại, không liên hệ được với người hưởng, tài khoản người nhận không có đủ tiền để hoàn lại, ngân hàng nhận sẽ thông báo lại cho ngân hàng chuyển để thông tin tới người chuyển.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Nhận tiền chuyển nhầm không trả bị xử phạt như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề: Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, đơn xác nhận độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, dịch vụ thám tử, đăng ký lại khai sinh, quy định tạm ngừng kinh doanh, công ty tạm ngưng kinh doanh, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hônn, tạm ngừng kinh doanh, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm … hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
– Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Chuyển nhầm tài khoản cùng ngân hàng được hiểu là tài khoản nhận đang cùng hệ thống với ngân hàng bạn gửi tiền. Ví dụ, bạn sử dụng ngân hàng VP Bank và gửi tiền nhầm sang chủ thẻ VP Bank. Vậy thì sẽ có các bước thực hiện như sau.
Bước 1: Kiểm tra và chụp ảnh lại giao dịch đã chuyển nhầm rồi đi đến chi nhánh ngân hàng bạn đang sử dụng.
Bước 2: Tới ngân hàng hãy thông báo với nhân viên về việc bạn đã chuyển khoản nhầm tiền cho người khác.
Bước 3: Cung cấp các thông tin cá nhân và điền vào mẫu đơn khi được nhân viên ngân hàng yêu cầu.
Bước 4: Sau khi kiểm tra và xác nhận là giao dịch nhầm, ngân hàng sẽ liên hệ với người nhận và yêu cầu họ trả lại tiền cho bạn.
Lưu ý: Thời gian nhận được tiền sẽ khá lâu do ngân hàng phải liên hệ và làm việc với người nhận.
Trong các tình huống bất khả kháng, ngân hàng sẽ hỗ trợ liên hệ tối đa trong một thời gian nhất định kể từ khi nhận được yêu cầu hoàn trả. Sau thời gian này, ngân hàng sẽ ngừng hỗ trợ và lập thông báo phản hồi lại cho khách hàng là người chuyển nhầm hoặc ngân hàng người chuyển nhầm mở tài khoản để họ thông báo cho người chuyển nhầm.