Thừa kế, là một trong những chế định quan trọng trong ngành luật dân sự. Hiện nay, có hai hình thức nhận thừa kế bao gồm thừa kế theo di trúc và thừa kế theo pháp luật. Khi tiến hành nhận thừa kế, một trong những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm đó là Liệu khi nhận thừa kế, có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không ? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật di sản thừa kế
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản; của người đã mất cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Đồng thời; theo quy định tại Điều 609 về quyền thừa kế; cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Vậy khi nào cá nhân nhận thừa kế phải đóng thuế thu nhập cá nhân ?
Có thể bạn quan tâm
Nhận thừa kế có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không ?
Thuế thu nhập cá nhân là một trong những sắc thuế phổ biến tại hầu hết các quốc gia. Trong trường hợp cá nhân nhận di sản thừa kế; tại rất nhiều quốc gia, thì mức thuế xuất cũng thường khá cao. Tại Việt Nam,mức thuế xuất thuế thu nhập cá nhân từ việc nhận di sản thừa kế cũng được áp dụng đối với không ít các loại tài sản.
Theo đó các loại tài sản này , được quy định cụ thể tại khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thu nhập từ nhận thừa kế phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm:
- Nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: Cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác; cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định.
- Nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh.
- Nhận thừa kế là bất động sản gồm: Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà…
- Nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: Ô tô; xe gắn máy, xe mô tô…
Khi nhận thừa kế thì người được nhận chỉ phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi di sản nhận được có một trong các loại tài sản; thuộc đối tượng được quy tại khoản 9 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân khi có phải đóng thuế từ việc nhận thừa kế
Không phải trường hợp nào, khi nhận thừa kế thì người nhận thừa kế; đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân, trong một số trường hợp nhất định được quy định tại khoản 4 điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007; thì cá nhân không phải nộp thuế khi :
Thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi…là thu nhập được miễn thuế TNCN
Hiện nay, việc tính thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên việc cư trú của cá nhân. Theo đó, quy định về việc đóng thuế thu nhập cá nhân từ việc nhận thừa kế cũng sẽ có một chút khác biệt; đối với các đối tượng cư trú cụ thể như sau:
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú
Theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì mức thuế thu nhập cá nhân; được xác định với cá nhân cư trú được tính như sau:
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x 10%
Trong đó, thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế được xác định đối với từng trường hợp:
- Đối với thừa kế là chứng khoán: Mức đóng thuế thu nhập cá nhân được xác định trong trường hợp nhận thừa kế là chứng khoán thì, phần giá trị tài sản nhận thừa kế > 10 triệu đồng tính trên toàn bộ các mã chứng khoán nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào…
- Đối với thừa kế được nhận là tài sản vốn góp trong các tổ chức kinh tế; cơ sở kinh doanh: Thu nhập để tính thuế khi nhận thừa kế có phải đóng thuế thu nhập cá nhân; là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất; trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp.
- Thừa kế là bất động sản là giá trị bất động sản.
- Các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng là giá trị tài sản; được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh quy định.
- Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế là thời điểm cá nhân làm; thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân có phải đóng thuế từ thừa kế với cá nhân không cư trú
Theo quy định tại Điều 23 Thông tư 111/2013/TT-BTC cách tính thuế thu nhập cá nhân; đối với người có được nhận thừa kế phải đóng thuế thu nhập với cá nhân không cư trú được tính như sau:
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x 10%
Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế của cá nhân không cư trú là phần giá trị tài sản thừa kế > 10 triệu đồng; theo từng lần phát sinh thu nhập nhận được tại Việt Nam.
Cách xác định thu nhập tính thuế được tính như với cá nhân cư trú.
Trong đó, thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản tại Việt Nam.
Theo đó, ta có thể thấy mức thuế thu nhập cá nhân; phải đóng khi nhận thừa kế là 10 % so với mức thuế phải nộp. Theo quy định của pháp luật thì; cá nhân chỉ phải nộp thuế thu nhập có được từ thừa kế khi giá trị tài sản từ 10 triệu trở lên.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Nhận thừa kế có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không ? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là những cá nhân đáp ứng một trong hai điều kiện:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính năm trong năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê dài hạn);
Thuế TNCN góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước; là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước huy động một phần của cải trong xã hội; để tạo ra nguồn thu cho ngân sách.
– Thuế TNCN giúp giảm phân hóa giàu nghèo, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
– Thuế TNCN góp phần giúp Nhà nước kiểm soát nguồn thu nhập và phát hiện các nguồn thu bất hợp pháp, như: Hối lộ; buôn bán hàng cấm; hàng trốn thuế; lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước
Công thức tính thuế TNCN nộp thừa được thực hiện như sau:
Thuế TNCN nộp thừa = Số thuế thực tế đã nộp – Số thuế TNCN phải nộp theo nghĩa vụ quyết toán
Khi thực hiện phép tính này, nếu giá trị phép tính là dương (+), điều này có nghĩa bạn sẽ được nhận phần thuế hoàn. Ngược lại, phép tính có giá trị âm (-) thì cá nhân cần thực hiện nộp bổ sung thuế TNCN.