Chào Luật sư! Tôi có đã sử dụng nhãn hiệu của mình trùng với một nhãn hiệu của người khác rất nổi tiếng trong thời gian rất lâu (khoảng 10 năm rồi) nhưng họ chưa đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nhãn hiệu nổi tiếng đương nhiên được bảo hộ rồi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Nhãn hiệu nổi tiếng có cần đăng ký bảo hộ không? Xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật sư X. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra phương án tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
Nhãn hiệu là gì?
Trước hết, chúng ta cần biết nhãn hiệu là gì và điều kiện để có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trong Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 số 36/2009/QH12có quy định rõ:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa; dịch vụ của các tổ chức; cá nhân khác nhau”.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube, Tiktok
Điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Và điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được quy định tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 số 36/2009/QH12:
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa; dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định pháp luật hiện hành, để được ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì chủ sở hữu phải nộp yêu cầu xem xét ghi nhận Nhãn hiệu nổi tiếng với Cục Sở hữu trí tuệ và có nghĩa vụ chứng minh nhãn hiệu của mình đáp ứng các tiêu chuẩn để được ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng theo Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và Điều 42.3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu trọn gói 2021
Tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng :
- Dựa vào số người biết đến nhãn hiệu như việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ hay thông qua quảng cáo;
- Nhãn hiệu đó lưu hành trên phạm vi lãnh thổ nào;
- Doanh số từ việc cung cấp; buôn bán nhãn hiệu đó;
- Nhãn hiệu có được sử dụng liên tục hay không;
- Sự uy tín của nhãn hiệu hàng hóa; dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Số quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia công nhận đó là nhãn hiệu nổi tiếng;
- Giá mà nhãn hiệu đó khi được chuyển nhượng; giá trị góp vốn của nhãn hiệu;
Nhãn hiệu nổi tiếng có cần đăng ký bảo hộ không?
Nhãn hiệu nổi tiếng được ghi nhận theo Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc được ghi nhận theo thủ tục tố tụng dân sự đều được ghi nhận vào mục nhãn hiệu nổi tiếng được ghi nhận tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đây được coi là hình thức ghi nhận trực tiếp; chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ để xác định được một nhãn hiệu là nổi tiếng.
Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ, Cục sẽ ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng một cách không chính thức hay còn gọi là ghi nhận gián tiếp qua vụ việc. Cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ đã từ chối cấp văn bằng cho một số nhãn hiệu dựa trên cơ sở tương tự gây nhầm lẫn với một/một số nhãn hiệu khác mà được coi là nổi tiếng/nhận biết và sử dụng rộng rãi hoặc kết luận từ chối cấp văn bằng cho nhãn hiệu sau khi xem xét các yêu cầu phản đối cấp văn bằng/chấm dứt hiệu lực/hủy hiệu lực của văn bằng dựa trên cơ sở nhãn hiệu nổi tiếng.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Pháp luật cũng dành cho những nhãn hiệu nổi tiếng một ưu đãi đặc biệt: Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ghi trong quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.
Tuy vậy, ta cũng không loại trừ trường hợp một nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ nữa. Đó là khi nhãn hiệu không còn nổi tiếng nữa; hay nói cách khác là khi các tiêu chí làm nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm; dịch vụ nhất định.
Trường hợp này còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu; phần này sẽ được giải thích cụ thể ở phần quy định về nhãn hiệu nổi tiếng của pháp luật Hoa Kỳ. Trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng của Việt Nam chưa đề câp đến các biện pháp cũng như chế tài ngăn cấm việc làm lu mờ nhãn hiệu.
Đặt tên trùng với nhãn hiệu nổi tiếng có bị phạt?
Trong trường hợp nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng; việc bạn đặt tên và sử dụng trùng với nhãn hiệu nổi tiếng là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, theo đó có thể phải chịu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Cụ thể, theo quy định tại khoản 15, Điều 11 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định như sau:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biểu hiện; giấy tờ giao dịch kinh doanh; phương tiện kinh doanh; phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa”.
Bên cạnh đó, người vi phạm có thể chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa; dịch vụ từ 01 tháng đến 03 tháng và hình thức khắc phục hậu quả đối với hành vi này là buộc thay đổi tên doanh nghiệp; loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
- Nên đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền?
- Mua bản quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay
- Xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Nhãn hiệu nổi tiếng có cần đăng ký bảo hộ không? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo điều 17 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009
Chương trình máy tính là đối tượng bảo hộ của quyền tác giả.
Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh; các mã; lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác; khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được; có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Văn bằng bảo hộ là giấy tờ quan trọng đánh dấu quyền sở hữu đối với sở hữu công nghiệp đối với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí; tên thương mại…
Làm tác phẩm phái sinh;
Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
Sao chép tác phẩm;
Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.