Xin chào Luật sư, hiện nay tôi có thắc mắc trong quy định pháp luật chia thừa kế đất đai, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể là tôi và chồng đã ly hôn, nay tôi được bố mẹ tôi cho thừa kế quyền sử dụng đất thì chồng cũ quay lại đòi chia quyền thừa kế này, tôi thắc mắc rằng khi nhận đất thừa kế sau hôn nhân là tài sản chung hay riêng? Pháp luật quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng như thế nào? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc nêu trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Nhận đất thừa kế sau hôn nhân là tài sản chung hay riêng?
Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tài sản chung và tài sản riêng bao gồm:
Tài sản chung (Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình) | Tài sản riêng (Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình) |
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra. – Thu nhập do vợ chồng lao động, sản xuất, kinh doanh mà có – Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của riêng vợ hoặc chồng – Thu nhập khác: Tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp… theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP. – Tài sản vợ chồng được thừa kế chung/tặng cho chung – Tài sản thoả thuận là tài sản chung – Quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng, tăng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng | – Tài sản vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn – Tài sản vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân – Tài sản vợ hoặc chồng được chia riêng từ tài sản chung – Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng – Tài sản khác- Tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng |
Từ bảng này, có thể thấy, để xét tài sản trong đó có nhà, đất là tài sản riêng hay tài sản chung thì phải xem vợ chồng có được thừa kế chung nhà, đất trong thời kỳ hôn nhân không.
Căn cứ Bộ luật Dân sự, hiện nay có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó:
– Thừa kế theo di chúc: Người để lại di chúc quyết định người được hưởng thừa kế và ghi nhận trong di chúc. Nếu người để lại di sản muốn để lại di chúc cho hai vợ chồng thì sau khi người này chết, hai vợ chồng sẽ cùng được hưởng nhà, đất. Trong trường hợp này, nhà đất được thừa kế chung là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
– Thừa kế theo pháp luật: Di sản được chia cho các đồng thừa kế ở các hàng thừa kế (hàng thừa kế sau được hưởng di sản khi không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản thừa kế). Tuy nhiên, không có trường hợp nào cả vợ và chồng đều thuộc một hàng thừa kế.
Do đó, vợ chồng chỉ được hưởng thừa kế chung trong trường hợp di sản được chia theo di chúc và trong di chúc cho phép cả vợ và chồng đều được hưởng di sản thừa kế. Đồng nghĩa, chỉ trường hợp cùng hưởng thừa kế theo di chúc thì tài sản nhà đất được hưởng mới là tài sản chung vợ chồng.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên khi nhận thừa kế sau hôn nhân, di sản đó sẽ được xác định là tài sản riêng của vợ/chồng.
Tài sản riêng của chồng vợ có được bán không?
Theo khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Quyền sử dụng đất mà chồng nhận thừa kế riêng từ bố mẹ chồng được xem là tài sản riêng của chồng.
Chuyển tài sản riêng thành tài sản chung vợ chồng thế nào?
Do chỉ có trường hợp nhận thừa kế chung theo di chúc nên phần lớn vợ chồng sẽ nhận tài sản thừa kế riêng và đây xác định là tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, khi muốn chuyển tài sản riêng thành tài sản chung thì hai vợ chồng phải nhập tài sản riêng vợ, chồng vào tài sản chung.
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc nhập tài sản được thừa hiện theo thoả thuận của vợ chồng. Theo điểm h khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai, việc chuyển nhà, đất từ tài sản riêng sang tài sản chung vợ chồng phải thực hiện đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thoả thuận có hiệu lực.
Do đó, vợ, chồng khi muốn nhập tài sản riêng vào tài sản chung cần thực hiện theo thủ tục sau đây:
Hồ sơ cần chuẩn bị
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TTBTNMT
– Đơn đăng ký kiến động đất đai
– Văn bản thoả thuận chuyển nhà, đất là tài sản riêng vợ chồng sang tài sản chung của vợ chồng.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính).
Nộp hồ sơ ở đâu?
Vợ, chồng nộp ở một trong các địa điểm sau:
– Bộ phận Một cửa của Uỷ ban nhân nhân cấp huyện.
– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện
– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện
Thời gian giải quyết
Không quá 05 năm làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, xã đặc biệt khó khăn, khó khăn thì thời gian này là không quá 15 ngày.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Nhận đất thừa kế sau hôn nhân là tài sản chung hay riêng?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về dịch vụ soạn thảo mẫu biên bản thừa kế đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Các loại đất theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định.
- Tội vi phạm quy định về sử dụng đất
Câu hỏi thường gặp:
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng được quy định tại Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình như sau:
– Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
– Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
– Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Đối với trường hợp chồng chết thì tài sản chung sẽ được chia đôi, trong đó một nửa tài sản sẽ thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của vợ. Phần tài sản còn lại thuộc về quyền sử dụng, quyền sở hữu của chồng và phần này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật Dân sự về Thừa kế.
Việc thừa kế được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.