Xin chào Luật sư X, tôi được nhà nước xây cho nhà tình thương năm 2016, nay có việc phải chuyển đến tỉnh khác sống nên tôi muốn bán lại căn nhà tình thương của mình thì có được không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, nhà tình thương mà một trong những chính sách giúp cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo có được một mái ấm để sinh sống và làm ăn. Tuy nhiên, vì nhiều trường hợp gia đình được nhận nhà tình thương không còn nhu cầu ở nữa thì nhà tình thương có được mua bán không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Nhà tình thương là gì?
Nhà tình thương là nhà ở được xây từ các nguồn từ thiện, từ thiện của các tổ chức hoặc chính quyền. Loại hình nhà ở này dành cho những cá nhân hoặc gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thường là những người cao tuổi không đủ khả năng chi trả tiền thuê nhà, những người già cả, neo đơn, giúp họ có chỗ để sinh sống
Quỹ xây nhà tình thương thường được duy trì bởi những người mong muốn giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hoặc một tổ chức từ thiện.
Như vậy, có thể thấy nhà tình thương là một trong những chính sách thiện nguyện xã hội. Nó góp phần rất lớn trong chính sách an sinh – xã hội của các quốc gia, chính quyền địa phương.
Điều kiện xét tặng nhà tình thương ra sao?
Nhà tình thương, nhà tình nghĩa được huy động từ vốn của Nhà nước, hộ gia đình, cộng đồng đóng góp tự xây tặng. Theo Khoản 1, Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13, các đối tượng được tặng nhà tình thương, nhà tình nghĩa bao gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Liệt sĩ
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
- Bệnh binh
- Thương binh
- Người hưởng chính sách như thương binh
- Người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng bị địch bắt tù, đày
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Người hoạt động kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế
- Người có công giúp đỡ cách mạng
Theo đó, điều kiện quyết định trao tặng nhà tình thương, nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách gồm:
- Đối tượng ở trong điều kiện nhà ở khó khăn như: Nhà chôn chân dột nát, nhà tranh tre
- Nhà bị hỏa hoạn, thiên tai, hư hỏng trên 70%
- Người có hoàn cảnh khó khăn, không thể xây nhà ở
Nhà tình thương có được mua bán không?
Các điều kiện về chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014 và Điều 167, 168 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
Khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: “1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.”
Trong khi đó, Khoản 1 Điều 167 quy định: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
Khoản 1 Điều 168 quy định: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.”
Ngoài ra, tại Điểm c Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định : Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có giấy tờ về giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Như vậy, pháp luật chưa có quy định nào cấm chuyển nhượng, tặng cho nhà tình nghĩa. Vì vậy, nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì gia đình cô bạn hoàn toàn có thể chuyển nhượng nhà đất trên.
Hợp đồng tặng cho nhà tình thương cần công chứng không?
Nhà tình thương, nhà tình nghĩa cũng được xem là nhà ở. Theo Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng tặng cho nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực. Trừ các trường hợp sau đây không bắt buộc phải công chứng hợp đồng:
- Hợp đồng tặng cho nhà tình nghĩa
- Hợp đồng tặng cho nhà tình thương
Như vậy, đối với trường hợp tặng cho nhà tình thương, nhà tình nghĩa thì hợp đồng tặng cho không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc công chứng đối với tặng cho nhà tình thương, nhà tình nghĩa thì thực hiện theo thỏa thuận.
Nhà tình thương có được cấp Sổ đỏ không?
Theo Điều 100 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ) sẽ được cấp nếu:
“1. Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
….
c) Giấy tờ hợp pháp về tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình thương, nhà tình nghĩa gắn liền với đất;”
Như vậy, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất ổn định và có giấy tờ trao tặng nhà tình thương, nhà tình nghĩa gắn liền với đất thì được cấp Sổ đỏ.
Có thể bạn quan tâm
- Mức lương tối thiểu vùng 2022 có thay đổi không?
- Các trường hợp phải lập hợp đồng ủy quyền hiện nay
- Người trên 80 tuổi có được đứng tên sổ đỏ không?
- Vợ có phải trả nợ cho chồng không?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nhà tình thương có được mua bán không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định mẫu trích lục khai sinh bản sao; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Nhà tình nghĩa, nhà tình thương cũng được xem là nhà ở, vì vậy, người sử dụng đất hoàn toàn có quyền tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn nhà tình thương cho người khác nếu có đầy đủ những điều kiện sau:
– Đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Nhà đang không có tranh chấp, khiếu nại về quyền sở hữu;
– Nhà không bị kê biên để thi hành án hay có quyết định thu hồi, giải tỏa, phá dỡ nhà ở từ cơ quan có thẩm quyền;
– Trong thời hạn sử dụng đất
Việc tặng cho nhà đất cần được làm hợp đồng và công chứng, sau đó đăng ký ở cơ quan đăng ký thì việc tặng cho mới hợp lệ.
Các giao dịch mua bán, tặng cho, trao đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở cần phải có giấy chứng nhận nhà ở gắn liền với đất nhưng theo Khoản 2 Điều 118 cũng có quy định:
“Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận: Trong đó có:
Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;”
Xây dựng nhà tình thương bằng cách sử dụng quỹ đất nông nghiệp là đúng theo quy định của pháp luật.