Xin chào luật sư. Tôi vừa thực hiện xây dựng một nhà tiền chế để làm nhà kho chứa hàng hóa cho việc kinh doanh trên mảnh đất của gia đình nhưng không tiến hành xin giấy phép xây dựng. Theo quy định pháp luật hiện nay, nhà tiền chế có bị phạt không? Trường hợp tôi làm nhà tiền chế mà không xin phép như thế thì có bị xử phạt không? Nếu có, mức xử phạt là bao nhiêu? Tôi có buộc phải tháo dỡ nhà tiền chế đã xây dựng hay không? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhà tiền chế là gì?
Nhà tiền chế là một khái niệm thường thấy hiện nay. Đây là loại nhà được xây dựng với khung trụ bằng thép và lắp đặt theo một bản vẽ kiến trúc kỹ thuật. Nhà thép tiền chế khi hoàn chỉnh đã trải qua các giai đoạn:
- Thiết kế
- Gia công cấu kiện
- Lắp ghép hoàn thành tại công trình.
Thời gian hoàn thành nhà tiền chế thường rất nhanh do các kết cấu thép của nhà tiền chế được sản xuất sẵn sau đó được lắp dựng tại công trường. Điều này cũng làm tiết kiệm chi phí thi công vốn tốn khá nhiều tiền của nhà truyền thống bằng cốt thép trước đây. Đây là một ưu điểm lớn của loại nhà này các công trình thường sử dụng loại nhà này có thể liệt kê như: nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà để ở… Mặc dù sử dụng các vật liệu giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng như tông cách âm, cách nhiệt, nền và tường sử dụng xi măng nhẹ nên chí phí xây dựng nhà tiền chế được giảm thiểu đáng kể.
Có thể nói, nhà tiền chế khắc phục được rất nhiều nhược điểm so với cách xây dựng truyền thống bằng bê tông cốt thép. Chính vì sự linh hoạt đáp ứng mọi công năng cần thiết của một công trình nên các doanh nghiệp thường lựa chọn nhà thép tiền chế để sử dụng làm kho bãi, nhà xưởng hay văn phòng cho thuê…
Làm nhà tiền chế có phải xin phép không?
Khi thực hiện các công trình xây dựng, chủ đầu tư phải tiến hành xin cấp phép theo quy định. Tuy nhiên, Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung 2020 cũng nêu ra các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Bao gồm những trường hợp sau đây:
- Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
- Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
- Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;
- Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
- Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
- Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
- Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
- Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.
Như vậy có thể thấy, nếu nhà tiền chế không thuộc một trong các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng đã nêu trên. Vì vậy, khi làm nhà tiền chế bạn phải thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền rồi mới được phép tiến hành thi công.
Trường hợp nhà tiền chế không thuộc các đối tượng trên thì phải xin còn trường hợp thuộc các trường hợp trên như nhà tạm – tiền chế là công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định,… thì không cần phải xin giấy phép xây dựng.
Nhà tiền chế có bị phạt không?
Theo phân tích ở trên thì nhà tiền chế thuộc trường hợp bắt buộc phải xin phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành xây dựng công trình này. Trường hợp không thực hiện đúng theo quy định về xin cấp phép xây dựng, xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định sẽ bị phạt theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng. Cụ thể mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Nhà tiền chế không xin giấy phép có bị tháo dỡ không?
Biện pháp khắc phục hậu quả
Theo điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 122/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Ngoài mức phạt tiền đã nêu trên thì người có hành vi xây dựng nhà tiền chế không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng thì hình phạt bổ sung đối với hành vi này phải tháo dỡ nhà tiền chế nếu hành vi vi phạm đã kết thúc (đã xây xong).
Có thể bạn quan tâm
- Làm nhà gỗ có phải xin giấy phép không?
- Làm nhà tiền chế có phải xin phép không?
- Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nhà tiền chế có bị phạt không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép là thủ tục do tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở mà không có giấy phép xây dựng thực hiện để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính.
– Đơn đề nghị cấp phép xây dựng theo mẫu hiện hành
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao y công chứng
– Bản vẽ thiết kế nhà thép tiền chế trong đó thể hiện rõ vị trí mặt bằng, mặt cắt hay mặt đứng điển hình; sơ đồ vị trí, hệ thống đấu nối kỹ thuật điện, nước và mặt bằng công trình cụ thể.
Căn cứ theo khoản 17 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng thì không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp.