Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số vấn đề mong được giúp đỡ như sau. Bố tôi có để lại cho chúng tôi một căn nhà đang trả góp làm tài sản thừa kế. Cho tôi hỏi căn nhà đó có phải là tài sản thừa kế hay không? Tôi có thể từ chối nhận thừa kế để tránh việc trả nợ được không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế không?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Di sản thừa kế là gì?
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:
– Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
– Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại.
Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế không?
Căn cứ Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định :
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Căn cứ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật này quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
…
Và căn cứ Khoản 2 Điều 125 Luật Nhà ở 2014 quy định:
2. Bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được thực hiện các giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trường hợp trong thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua nhà ở chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà ở và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.
Như vậy, căn nhà đó là di sản thừa kế. Bạn ở hàng thừa kế thứ nhất. Và nếu được thừa kế bạn sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi bạn của bạn trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.
Từ chối nhận di sản để tránh thực hiện nghĩa vụ được không?
Căn cứ Điều 620 Bộ luật này quy định về từ chối nhận di sản như sau:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Theo đó, bạn không thể từ chối nhận di sản vì trốn tránh nghĩa vụ trả tiền trả góp căn nhà đó.
Hướng dẫn thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế?
Theo Căn cứ Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Theo đó, Căn cứ Điều 59, Luật công chứng 2014 quy định Công chứng văn bản từ chối nhận di sản:
Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
Như vậy, bạn cần lập thành văn bản về việc từ chối nhận di sản trên. Và thông báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. Khi công chứng văn bản trên thì cần bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
Ép người khác từ chối nhận di sản thừa kế bị xử lý thế nào?
Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền từ chối nhận di sản thừa kế của người thừa kế như sau:
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Như vậy, khi không muốn nhận di sản thừa kế, người thừa kế hoàn toàn có quyền từ chối nhưng mục đích từ chối không phải để trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình với người khác.
Đặc biệt, thời điểm từ chối nhận di sản phải trước khi phân chia di sản. Và việc từ chối này phải được lập thành văn bản, gửi đến những người liên quan gồm. Người quản lý di sản, các đồng thừa kế khác, người phân chia di sản thừa kế.
Như vậy, có thể thấy, nếu việc từ chối nhận di sản không phải để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác thì quyền từ chối di sản là quyền của người thừa kế mà không ai có thể ép buộc hay ngăn cản. Nếu vi phạm có thể phải bị xử lý bằng các hình thức như sau:
– Không được quyền hưởng di sản
– Bị xử phạt hành chính từ 02 – 03 triệu đồng.
– Chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất đến 20 năm tù.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?
- Chuyển đất rừng sang đất ở được hay không?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở được hay không?
- Có được thế chấp đất thuộc quy hoạch treo hay không?
Câu hỏi thường gặp
– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản. Và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia tài sản để biết.
– Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
– Việc từ chối nhận di sản không thuộc trường hợp nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản. Và gửi đến người có liên quan đến di sản. Nếu văn bản từ chối quyền thừa kế đã phát sinh hiệu lực thì bạn không được hủy bỏ văn bản này.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản của người chết để lại, xác định người được hưởng thừa kế, thời hiệu khởi kiện và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế…