Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm được pháp luật dân sự; ghi nhận để đảm bảo việc thực hiện đúng nghĩa vụ của bên thế chấp. Biện pháp này được sử dụng khá phổ biến trong các quan hệ vay tín dụng; tại ngân hàng. Để đảm bảo cho khoản vay thì bên vay phải tiến hành thế chấp một số tài sản nhất định; đối những tài sản vay lớn thì tài sản hay được sử dụng đó là nhà đất. Câu hỏi đặt ra vậy khi; Nhà đang thế chấp ngân hàng có được cho thuê không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nhà đang thế chấp ngân hàng có được cho thuê ?
Để trả lời câu hỏi liệu nhà đang thế chấp ngân hàng có được cho thuê hay không? Chúng ta cần biết vậy thế chấp là gì ? Bên thế chấp có những quyền gì đối với tài sản thế chấp ?
Theo quy định tại điều 317 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về thế chấp tài sản như sau:
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Theo định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu đơn giản thế chấp tài sản việc một người đem tài sản của mình ra để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ nào đó. Theo đó bên thế chấp vẫn có quyền sử dụng; quản lý tài sản đã thế chấp trong thời gian thế chấp.
Trên thực tế trong những trường hợp thế chấp tài sản là nhà; thì bên thế chấp vẫn có quyền sử dụng và quản lý trong thời gian này. Cũng theo quy định tại điều 146 Luật nhà ở 2014 thì” tài sản đang cho thuê thì chủ sở hữu vẫn có quyền thế chấp căn nhà đó và phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà biết trước về việc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.”
Ngược lại, nếu tài sản đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng thì bên thế chấp có thể cho người thứ 3 thuê nhà theo quy định tại khoản 6 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 nếu:
+ Thông báo cho bên thuê về tình trạng căn nhà đang được thế chấp
+ Thông báo cho bên nhận thế chấp biết về việc bên thế chấp cho thuê căn nhà đang thế chấp
Có thể bạn quan tâm
- Có đòi lại được tiền cọc, tiền thuê nhà vì dịch Covid-19 hay không?
- Chủ nhà BẮT BUỘC phải giảm tiền thuê nhà vì NCOV?
Nhà đang thế chấp ngân hàng có được cho thuê và những lưu ý khi thuê nhà thế chấp
Về pháp lý, hợp đồng thuê nhà thế chấp vẫn là hợp đồng thuê nhà ở. Do đó, khi thuê nhà, người thuê nên giao kết hợp đồng bằng văn bản và đọc kỹ hợp đồng trước khi ký; để tự bảo vệ quyền lợi của mình, nhất là trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Trong thời gian thuê nhà; bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi chủ nhà tăng giá thuê nhà; ở bất hợp lý hoặc tăng giá mà không báo trước theo thỏa thuận; không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng; quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
Khi làm hợp đồng thuê nhà đang thế chấp ngân hàng; người thuê nhà cũng cần phải lưu ý, làm rõ các điều khoản về thanh toán; trách nhiệm của các bên khi ngôi nhà bị hư hỏng. Điều khoản về quyền và nghĩa vụ các bên khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng; thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Khoản tiền cọc và nghĩa vụ của bên cho thuê; trong trường hợp hết thời hạn vay mà ngân hàng tiến hành xử lý tài sản thế chấp.
Thêm vào đó, người thuê nhà cũng cần xem xét và yêu cầu những giấy tờ kèm theo; trước khi ký hợp đồng như bản sao chứng thực Giấy chứng nhận; quyền sử dụng đất, Bản sao chứng thực hợp đồng vay tài sản của người cho thuê với ngân hàng. Bản sao chứng thực hợp đồng bảo đảm; bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân của bên cho thuê.
Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng; người thuê phải báo trước cho chủ nhà ít nhất 30 ngày, trừ khi có thỏa thuận khác. Chủ nhà được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người thuê không trả tiền nhà từ 3 tháng mà không lý do chính đáng; sử dụng nhà ở không đúng mục đích; tự ý cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê; làm mất trật tự, vệ sinh môi trường xung quanh…
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Nhà đang thế chấp ngân hàng có được cho thuê không ? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102.
Câu hỏi liên quan
Đối với số tiền đặt cọc; nếu hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng về việc bên thuê chấm dứt trước thời hạn vẫn được trả lại tiền cọc; thì bạn sẽ được nhận lại số tiền đó. Trường hợp không thỏa thuận trong hợp đồng; thì bạn sẽ không được nhận lại tiền cọc nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn.
Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Do đó, người nước ngoài được thuê nhà tại việt Nam
Pháp luật quy định; bên thuê có quyền chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn khi chủ nhà có một trong 3 hành vi sau đây:
Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng.
Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý, hoặc tăng giá thuê; mà không thông báo cho bên thuê biết trước theo thỏa thuận.
Quyền sử dụng nhà ở của bên thuê bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.