Điều lệ công ty xem là một cam kết được đồng ý bởi các chủ sở hữu công ty, giữa những người đồng sáng lập với nhau cũng như những người sáng lập với những người góp vốn (thành viên góp vốn vào công ty hợp danh, thành viên hợp danh, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông) điều này nhằm xác lập các nội dung về danh tính công ty, cách thức thành lập, vấn đề góp vốn, bộ máy tổ chức, công việc quản lý, hoạt động của công ty, cách thức công ty chấm dứt tồn tại bên cạnh đó còn có rất nhiều những nội dung khác. Điều lệ công ty có thể xem như là một bản hợp đồng được đồng ý bởi những bên đã nêu ở trên trong cùng một công ty mang tính chất quy định. Nó được xây dựng dựa trên những khuôn khổ, hành lang pháp lý mà pháp luật hiện hành đề ra mặt khác lại doanh nghiệp được phép tự do chỉnh sửa, miễn là không trái pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về điều lệ công ty
Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều lệ công ty bao gồm: Điều lệ khi đăng ký thành lập công ty và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
“Điều 24. Điều lệ công ty
1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.”
Nội dung của Điều lệ công ty
Tại Khoản 1, Điều 25 Luật Doanh nghiệp Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:
“Điều 25. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần
Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của thành viên là cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân đối với công ty cổ phần;
2. Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần;
3. Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần;
4. Phần vốn góp, giá trị vốn góp, tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số lượng cổ phần, loại cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.”
Như vậy từ điều luật trên có thể rút ra:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
- Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;
- Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty
Điều lệ công ty không được làm trái lại với những quy định của pháp luật hay xâm phạm quyền lợi của các bên thứ ba.
Đây là nguyên tắc đầu tiên và rất cơ bản khi soạn thảo điều lệ công ty. Pháp luật cho phép Điều lệ được tự do quy định tuy nhiên các quy định này phải được xây dựng trong khuôn khổ, hành lang pháp lý của Luật Doanh nghiệp và pháp luật khác. Pháp luật luôn có những quy định mở để Điều lệ có quy định điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mình. Nhưng điều lệ công ty nếu có quy định cũng không được phá vỡ những mức tối đa hay tối thiểu do luật định.
Điều lệ công ty như là một hợp đồng nhiều bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự do thỏa thuận để quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty.
Như vậy điều lệ công ty trước khi được xác lập phải trải qua các bước họp và đàm phán, thỏa thuận những vấn đề cần được nêu ra trong Điều lệ. Bên cạnh các quy định mà pháp luật đã thừa nhận thì Điều lệ công ty phải xác định rõ quyền và nghĩa vụ khác của các bên cũng như cách thức thực hiện nó để chi tiết hóa khi áp dụng vào thực tiễn.
Ví dụ Về tổ chức quản lý công ty, khi xây dựng cũng cần lưu ý, thảo luận đề ra rõ ràng về cơ cấu quản lý công ty và thẩm quyền của người quản lý để tránh xảy ra tình trạng lạm quyền hay tư lợi cá nhân gây thiệt hại cho công ty và thành viên hoặc cổ đông khác. Đặc biệt đối với Công ty cổ phần thì Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát cần phải được ghi nhận trong Điều lệ, kèm theo là nội dung hoạt động, quyền hạn, nghĩa vụ cũng như chỉ rõ ai là người đại diện theo pháp luật của công ty. Xác định đúng và quy định rõ các vấn đề trong Điều lệ công ty góp phần giảm thiểu tranh chấp nội bộ công ty và làm cơ sở cho các bên thứ ba yên tâm khi đầu tư, hợp tác hay kí kết làm ăn.
Do đó, khi soạn thảo hoặc sửa đổi Điều lệ, các thành viên hoặc cổ đông phải có sự thảo luận, cân nhắc từng vấn đề một để xây dựng được một bản Điều lệ phù hợp nhất với điều kiện và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mình.
Điều lệ công ty phải có đủ các nội dung chủ yếu theo quy định pháp luật.
Cụ thể là phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 về Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Ngành, nghề kinh doanh; Vốn Điều lệ…
“Điều 24. Điều lệ công ty
2. Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
e) Cơ cấu tổ chức quản lý;
g) Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
k) Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
m) Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.”
Sở dĩ Luật Doanh nghiệp bắt buộc Điều lệ phải có những quy định này vì đây là những vấn đề cơ bản rất quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Thành viên, cổ đông sẽ nhìn vào bản Điều lệ để biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Người thứ ba đọc Điều lệ có thể xác định được công ty này hoạt động ngành nghề gì, đại diện pháp luật là ai, thẩm quyền của công ty được ấn định ra sao để có thể tin tưởng kí hợp đồng mà không sợ bị sai thẩm quyền. Người quản lý hay thành viên Ban kiểm soát có thể căn cứ Điều lệ để biết trách nhiệm, vai trò của mình là gì, mình được đãi ngộ ra sao? Hay nếu muốn trở thành thành viên hoặc cổ đông của công ty, tìm hiểu các vấn đề về chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần được tiến hành như thế nào thì các thành viên hoặc cổ đông đều có thể dễ dàng tham chiếu nhanh chóng từ Điều lệ công ty. Hay nói ngắn gọn, bản Điều lệ công ty chính là nơi các đối tượng có liên quan tìm thấy quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Vì vậy, để đáp ứng tiêu chí đó thì Điều lệ tối thiểu phải đảm bảo được những nội dung theo quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020.
Điều lệ công ty khi đăng kí doanh nghiệp phải thể hiện được sự chấp thuận của tất cả các thành viên sáng lập.
Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây: Các thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh; Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với Công ty TNHH một thành viên; Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên; cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với Công ty cổ phần.
Đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng, nó thể hiện bản Điều lệ được xây dựng là hoàn toàn dựa trên ý chí chấp thuận của tất cả những người sáng lập ra công ty. Sau này khi có bất kì vấn đề gì phát sinh thì các thành viên hoặc cổ đông cũng không lấy lí do là mình không hay biết về việc soạn thảo Điều lệ để mà khởi kiện đòi bồi thường hay yêu cầu tuyên bố Điều lệ vô hiệu.
Một số lưu ý khi xây dựng điều lệ công ty
Mỗi một doanh nghiệp, một công ty cần xây dựng một bản điều lệ riêng cho công ty của mình. Điều này là hoàn toàn hợp lý và cần thiết do mỗi doanh nghiệp là một chủ thể độc lập, mà không thể có trường hợp doanh nghiệp giống nhau y hệt để có thể có điều lệ công ty giống nhau. Điều lệ doanh nghiệp còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố như số lượng thành viên công ty, mô hình tổ chức của công ty, tình hình tài chính, vốn của công ty,… nên điều lệ của mỗi công ty chỉ là một bản thể duy nhất, không được trùng lặp.
Điều lệ khi xây dựng và thông qua cần được có sự đồng ý của các thành viên công ty. Điều này đã được giải thích ở phần trên, do ở thời điểm thành lập, thì chủ thể soạn thảo nên điều lệ công ty nên họ có quyền cũng như nghĩa vụ trong việc xây dựng và thông qua điều lệ công ty. Việc thông qua điều lệ công ty được thể hiện bằng việc các chủ thể đó ký vào bản điều lệ công ty khi nộp lên cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Khi xây dựng điều lệ công ty, bên cạnh việc tuân thủ pháp luật thì điều lệ công ty cũng không được xuân phạm đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội. Điều này là nghĩa vụ của các công ty khi xây dựng điều lệ.
Khuyến nghị
Những thông tin được giải đáp ở trên hi vọng sẽ giúp bạn có được sự tư vấn tốt nhất. Mọi ý kiến xin gửi về luật sư X là đơn vị cung cấp các dịch vụ về thành lập công ty, giải đáp những thông tin nhanh và cần thiết nhất cho bạn.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu điều lệ công ty cổ phần mới nhất năm 2021
- Vốn điều lệ công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020
- Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng
Thông tin bài viết
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về thành lập cty …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cân bằng lợi ích, trách nhiệm giữa các thành viên trong công ty.
Việc điều lệ ghi nhận phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cỏ đông sáng lập; cũng như nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh giúp đảm bảo lợi ích cho các thành viên.
Tương ứng với lợi ích mà mỗi thành viên có được thì họ cũng cần thực hiện những trách nhiệm với công ty.
Tạo cơ chế vận hành: Khi công ty có một hệ thống tổ chức chặt chẽ, phân quyền rõ ràng thì hoạt động của công ty sẽ trơn chu, hiệu quả hơn rất nhiều.
Với những gì được quy định trong điều lệ sẽ tạo ra cơ chế vận hành cho công ty, các thành viên của công ty tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh, từ đó các hoạt động sẽ dần đi vào ổn định và tạo đà phát triển.
Căn cứ giải quyết tranh chấp nội bộ: Mỗi công ty lại có một cơ chế hoạt động riêng, mỗi chủ sở hữu lại có áp dụng những “nghệ thuật kinh doanh” cũng như “triết lý lãnh đạo” riêng.
Điều lệ phần nào phản ánh được các triết lý lãnh đạo của công ty.
Cho nên, phương thức, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ giữa các công ty là hoàn toàn không giống nhau.
Điều lệ chính là căn cứ để giải quyết những tranh chấp phát sinh giúp công ty tiếp tục hoạt động ổn định.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 các loại hình doanh nghiệp sau phải xây dựng điều lệ, gồm:
– Công ty cổ phần;
– Công ty hợp danh;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Tuy nhiên đối với doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải có điều lệ.
Để xin được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên hoặc cổ đông sáng lập của công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cần nộp dự thảo bản điều lệ cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đối với công ty đại chúng, điều lệ tương đối đơn giản và cơ quan đăng ký kinh doanh ở từng địa phương đều có điều lệ mẫu tham khảo.
Điều lệ thường có hiệu lực tại thời điểm công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.