Nguyên tắc tranh tụng là một trong các nguyên tắc của luật tố tụng cũng như luật tổ chức tòa án nhân dân. Trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực, nguyên tắc này chưa được áp dụng trong tố tụng hình sự ở nước ta. Đây được đánh giá là quy định tiến bộ; một bước quan trọng trong chủ trương cải cách tư pháp ở nước ta.
Luật sư cho tôi hỏi trong phiên tòa xét xử thì người tham gia tố tụng hình sự được bảo đảm quyền được bày tỏ ý kiến của mình. Dù vi phạm bất kỳ tội nào thì bị cáo có quyền mời luật sư, người bảo vệ quyền lợi của mình. Người tham gia liên quan vụ án có quyền tranh tụng nêu ý kiến; bảo vệ quyền lợi bản thân.
Luật sư X phân tích nguyên tắc tranh tụng trong bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nguyên tắc tranh tụng là gì?
Tranh tụng là thành tựu của nền văn minh nhân loại. Không chỉ thể hiện bản chất nhân đạo mà còn khẳng định xu hướng phát triển của tố tụng. Mọi người đều có quyền hoàn toàn ngang nhau; được phát biểu bình đẳng và công khai trước tòa án độc lập và không thiên vị.
Hiến pháp 2013 đã lần đầu tiên ghi nhận tranh tụng trong xét xử là một nguyên tắc hiến định. Cụ thể, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm được quy định tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013. Trên cơ sở này, Bộ luật Tố tụng hình sự đã đề ra nguyên tắc này như một điều cốt yếu; chất quan trọng và không thể thiếu trong tố tụng.
Có thể hiểu, tranh tụng là một bên có quyền biết chứng cứ và lập luận của bên kia đồng thời đưa ra các chứng cứ và lập luận để phản bác. Mỗi người có quyền phát ngôn đưa ý kiến lập luận bảo vệ bản thân trong phiên xét xử.
Như vậy, quy định về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đã được quy định trong văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. Còn được cụ thể hóa trong các luật liên quan bao gồm: Hệ thống các luật tố tụng; luật tổ chức tòa án nhân dân; trong đó có luật tổ chức tòa án nhân dân 2013.
Nội dung nguyên tắc tranh tụng
Căn cứ Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
Về nội dung tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự. Các bên tham gia tranh tụng sẽ trình bày ý kiến, quan điểm, phản bác lập luận của đối phương để làm rõ bản chất của vụ án. Nội dung làm rõ thường xoay quanh câu hỏi như:
- Có hành vi phạm tội xảy ra hay không?
- Ai là người phạm tội, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự hay không?
- Xác định hành vi phạm phải tội nào?
- Truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều khoản nào trong luật?
- Có yếu tố tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Các bên được yêu cầu cần có mặt đầy đủ tham gia phiên tòa. Đặc biệt trong đó quan trọng nhất là người bào chữa. Tòa án đóng vai trò quan trọng với trách nhiệm bảo đảm quyền tranh tụng dân chủ. Tòa án điều hòa phiên tòa để đảm bảo cho các bên công bằng và bình đẳng trong thực hiện tranh tụng.
Vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc tranh tụng
Tranh tụng trong xét xử là một nguyên tắc phổ biến trong tố tụng tư pháp của hầu hết các nhà nước dân chủ và pháp quyền. Đó là một giá trị và là một tiêu chí để đánh giá một nền tư pháp có dân chủ và pháp quyền hay không. Việc đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận không chỉ ở các phiên tòa xét xử hình sự mà được áp dụng đối với cả các phiên tòa xét xử dân sự, hành chính.
Tranh tụng trong xét xử có vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền tư pháp. Việc đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa đảm bảo những phán quyết của Tòa án đúng luật. Khi chủ tọa phiên tòa chủ động hỏi và bị cáo trả lời tạo ra một sự bất bình đẳng. Trong đó, một bên là Nhà nước, là tòa án và các cơ quan có thẩm quyền. Còn bên kia là bị cáo đương sự hoặc là những người có liên quan. Như vậy, không tạo ra được bầu không khí thật sự dân chủ.
Thông qua các quy định của pháp luật tố tụng; có thể thấy Tòa án không khác gì cơ quan điều tra, cơ quan truy tố. Tòa án cũng có trách nhiệm chứng minh; và có quyền thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm. Đồng nhất một phần trách nhiệm tòa án với trách nhiệm của cơ quan điều tra, của viện kiểm sát.
Đặc biệt, tranh tụng sẽ là cách nâng cao nhận thức. Tạo ra môi trường dân chủ bình đẳng trong quan hệ tố tụng. Từ đó buộc các chủ thể có thẩm quyền từ điều tra, truy tố, xét xử phải nâng cao năng lực trình độ, hạn chế được chủ quan, duy ý chí trong đấu tranh phòng chống tội phạm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là phân tích về Nguyên tắc tranh tụng khi xét xử trong tố tụng hình sự. Bài viết giúp bạn hiểu rõ quyền được tranh tụng trong phiên tòa.
Trường hợp quý khách hàng có mong muốn sử dụng dịch vụ Luật sư tranh tụng hãy liên hệ với Luật sư X chúng tôi qua Hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Cụ thể quy định tại Điều 26 của bộ luật này. Do đó, đây là nguyên tắc quan trọng, buộc phải tuân theo. Vì vậy, bất kỳ phiên tòa xét xử nào đều yêu cầu phải có phân tranh tụng của các bên. Nếu không thực hiện đúng sẽ trái với quy định của pháp luật.
Việc tranh tụng tại phiên tòa khó được thực hiện. Phiên tòa không có điều kiện diễn ra trong không khí dân chủ và tôn trọng tiếng nói của các bên tham gia tố tụng. Bởi trong mặt nhận thức những người làm công tác tư pháp có quyền năng cao hơn. Chất lượng tranh tụng giữa kiểm sát viên với luật sư chưa có hiệu quả cao. Hội đồng xét xử nhiều lúc thiên về dành thời gian xét hỏi.
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định thêm các quyền cho người bào chữa ở các giai đoạn khác nhau của tố tụng. Người bào chữa cho bị can có thể có mặt khi lấy lời khai của bị can. Người bào chữa còn có quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Người bào chữa phải có mặt trong phiên tòa xét xử thì mới tiến hành trừ trường hợp pháp luật quy định khác.