Phụ trợ bảo hiểm là ngành nghề dịch vụ còn khá xa lạ với nhiều người vì mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Đây là ngành nghề dịch vụ dùng để chỉ các hoạt động liên quan đến việc môi giới bảo hiểm chẳng hạn như tư vấn bảo hiểm, tính toán rủi ro, hỗ trợ giải quyết bồi thường trong gói bảo hiểm,… Tổ chức kinh doanh dịch vụ này cần tuân thủ các nguyên tắc mà pháp luật đề ra. Vậy cụ thể, Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quy định như thế nào? Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là gì? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quy định ra sao? Những thắc mắc liên quan đến vấn đề này sẽ được Luật sư X giải đáp ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các loại bảo hiểm của người dân ngày càng tăng cao đòi hỏi ngành bảo hiểm phải nhanh chóng phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là một ngành nghề phát sinh từ thực trạng nói trên. Để kinh doanh ngành nghề này thì cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Vậy căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quy định như thế nào, quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau nhé:
Cụ thể tại Khoản 1, 2 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như sau:
* Đối với cá nhân
Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.
Trường hợp không có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm về tư vấn do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp.
* Đối với tổ chức
Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp;
– Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp;
– Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản này và các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại;
– Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và điều kiện, tiêu chuẩn đối với Chuyên gia tính toán.
Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Nhằm dự phòng các rủi ro trong cuộc sống, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhận thấy điều này, anh A muốn kinh doanh dịch vụ phụ trợ bảo hiểm nhưng không biết kinh doanh ngành nghề này cần phải tuân thủ các nguyên tắc gì căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau nhé:
Theo Khoản 1 Điều 93a Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019, nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bao gồm 03 nguyên tắc cơ bản sau:
a. Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan
Hoạt động phụ trợ bảo hiểm, cũng giống với hoạt động bảo hiểm, phải được thực hiện một các trung thực giữa các bên tham gia (bên cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, bên sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm), khách quan (không thực hiện dựa trên các yếu tố chủ quan mà thực hiện dựa trên các căn cứ khách quan chung, nguyên tắc, pháp luật, điều lệ,…), minh bạch (dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải được thực hiện công khai, có biểu giá rõ ràng, thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước tại Việt Nam thông qua các hoạt động báo cáo, đóng thuế, hợp tác khi có thanh tra, kiểm tra).
Việc thực hiện dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải đảm bảo các chủ thể có liên quan đến hoạt động này, bao gồm cả chủ thể cung cấp dịch vụ, chủ thể sử dụng dịch vụ, Nhà nước, đại lý, bên môi giới,… đều được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Nếu một trong các chủ thể trên bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, tức là hoạt động thực hiện dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có yếu tố vi phạm pháp luật.
b. Tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm
Trong các hoạt động phụ trợ bảo hiểm, có nhiều hoạt động được đòi hỏi các yêu cầu về chuyên môn, tiêu chuẩn, trình độ kỹ thuật khi thực hiện.
Ví dụ:
Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giám định viên theo pháp luật về thương mại. Bản thân hoạt động giám định phải được thực hiện đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về giám định theo pháp luật về thương mại (cụ thể là Điều 255 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005).
c. Tuân theo quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp do tổ chức xã hội – nghề nghiệp ban hành
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp là tổ chức tập hợp các cá nhân, tổ chức cùng hoạt động nghề nghiệp, tổ chức này được thành lập và hoạt động nhằm hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp thường ban hành các quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp, các thành viên trong tổ chức có trách nhiệm thực hiện theo các quy tắc này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của chính các thành viên đó, thành viên khác hay tổng thể các chủ thể hoạt động trong ngành nghề này. Cụ thể trong trường hợp này là cá nhân, tổ chức hoạt động trong ngành nghề bảo hiểm, cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Đối tượng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Ngành nghề dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là ngành nghề mới xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Cũng giống như các tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức cung cấp dịch vụ này cũng hướng đến một số đối tượng nhất định để phục vụ. Vậy căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Đối tượng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là ai, quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau nhé:
Đối tượng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm:
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và các tổ chức, cá nhân khác.
– Tổ chức khác có tư cách pháp nhân được cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
– Cá nhân được cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
(Điều 140 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022)
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được hiểu là một ngành nghề kinh doanh được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Dịch vụ này bao gồm nhiều loại hình khác nhau, tổ chức cá nhân cung cấp dịch vụ này có một số nghĩa vụ và trách nhiệm mà pháp luật quy định. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quy định như thế nào, quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau nhé:
Theo Điều 142 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có thực hiện các trách nhiệm sau đây:
– Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho người thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm.
– Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đồng thời là bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
– Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
theo quy định của pháp luật hiện hành, có mấy cách chuyển tiền kiều hối về Việt Nam. Quý độc giả có cùng băn khoăn trên thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau nhé:
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như Xác nhận tình trạng hôn nhân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 141 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
“Điều 141. Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1. Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
2. Tuân theo tiêu chuẩn trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm.
3. Tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp do tổ chức xã hội – nghề nghiệp ban hành.
4. Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải được lập thành văn bản.”
Như vậy, khi thực hiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải đáp ứng các nguyên tắc như trên.
Thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;
Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam
Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép