Đầu tư vẫn luôn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Lĩnh vực này đòi hỏi người đầu tư, tổ chức đầu tư phải trang bị cho mình một kiến thức sâu rộng, bên cạnh đó phải có yếu tố nhạy bén, linh hoạt, nắm bắt tình hình nhanh chóng. Theo đó, để thành công trên thị trường, các nhà đầu tư cần xây dựng chiến lược đầu tư rõ ràng, lựa chọn cổ phiếu đầu tư có lợi, thời điểm mua và bán, các phân bổ và quản lý danh mục… Cùng với đó, đầu tư cũng được xây dựng dựa trên các phương pháp cốt lõi. Một trong các phương pháp đầu tư phổ biến trên thị tường được các nhà đầu tư áp dụng là phương pháp đầu tư giá trị. Ở bài viết này, cùng Luật sư X tìm hiểu về đầu tư giá trị và Nguyên tắc cơ bản trong đầu tư giá trị nhé.
Khái niệm về đầu tư giá trị
Có rất nhiều chiến lược trong đầu tư chứng khoán, trong đó đầu tư vào giá trị là một phương pháp đầu tư được sử dụng rất nhiều. Đối với các nhà đầu tư đến thì hẳn đã không còn xa lạ gì với thuật ngữ đầu tư giá trị. Tuy nhiên, đối với những cá nhân bắt đầu tiếp cận với lĩnh vực đầu tư thì việc nắm rõ khái niệm về đầu tư giá trị là điều vô cùng cần thiết.
Đầu tư giá trị – “Value Investing” được biết đến như một phương pháp với mức độ đáng tin cậy cao và được áp dụng khá phổ biến. Những cá nhân áp dụng phương pháp này thường được gọi là “nhà đầu tư giá trị” hay trong tiếng Anh là “”Value Investor”. Đầu tư giá trị là một chiến lược đầu tư nhằm tìm kiếm các cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó, nắm giữ cho đến khi giá tăng về đúng giá trị và thu về lợi nhuận. Đầu tư giá trị mang lại hiệu quả dài hạn và giúp các nhà đầu tư tránh được những rủi ro trong khi tham gia vào thị trường chứng khoán.
Đầu tư giá trị đòi hỏi ở những nhà đầu tư một kiến thức chuyên sâu cùng khả năng nhạy bén, phân tích, nắm bắt, phán đoán tình hình. Các nhà đầu tư cũng phải theo dõi và dự báo về tình hình kinh tế, chính trị cũng các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp của họ. Đấy là những điều kiện nhất thiết phải có để một nhà đầu tư có thể ra quyết định đầu tư vào thời điểm thích hợp.
Bản chất của đầu tư giá trị
Đầu tư giá trị là phương pháp dựa trên sự tìm hiểu cặn kẽ và khám phá những cổ phiếu thị trường đang có giá thấp hơn so với giá trị thực tế của nó. Lợi nhuận từ phương pháp đầu tư giá trị là mua những cổ phiếu này với giá thấp và xem xét thời gian thích hợp để bán chúng với mức giá cao hơn.
Tuy nhiên, các yếu tố trong đầu tư luôn có sự biến chuyển không ngừng, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có tầm nhìn dài hạn cùng sự nhạy bén. Do đó, điều này trở thành rào cả đối với những nhà đầu tư ngắn hạn hay những nhà đầu tư còn thiếu kinh nghiệm khi thiếu khả năng phán đoán nhạy bén cũng như sự kiên trì trong việc chờ đợi giá tị thực sự của cổ phiếu.
Nói một cách dễ hiểu, giá ban đầu của một cổ phiếu chỉ là 20.000 VNĐ, tuy nhiên thông qua quá tình phân tích, đánh giá nhà đầu tư có thể dự đoán được giá trị cổ phiếu này có thể cao hơn nhiều so với hiện tại hoặc có khả năng tăng trưởng trong tương lai. Do đó, tuy đây là phương pháp phổ biến trong lĩnh vực đầu tư nhưng không phải những nhà đầu tư nào cũng có thể đưa ra những phân tích và dự đoán chính xác giá trị của một cổ phiếu trong tương lai.
Cách áp dụng phương pháp đầu tư giá trị
Để áp dụng phương pháp đầu tư giá trị, các nhà đầu tư phải thông qua quá trình phân tích, đánh giá một cách chuyên sâu để tiếp cận tới giá trị thực sự của cổ phiếu. Bên cạnh đó cần phải tính đến yếu tố thời gian, phương pháp này đỏi hỏi nhà đầu tư biết tận dụng các yếu tố bên ngoài và cân nhắc chính xác thời gian thích hợp, tức là thời điểm mà giá cổ phiếu đang thấp hơn so với giá trị thực sự của chúng để mua kiếm lợi nhuận.
Giá trị cổ phiếu chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trên thị trường. Các yếu tố này có thể xuất phát từ hoạt động kinh doanh của công ty… Do đó, việc áp dụng phương pháp đầu tư giá trị yêu cầu các nhà đầu tư phải có khả năng nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường để không bỏ lỡ những cơ hội hấp dẫn khi giá cổ phiếu đang xuống thấp. Sau đó, nhà đầu tư sẽ suy trì sự nắm giữ cổ phiếu tỏng thời gian dài, chờ đợi đến thời điểm giá cổ phiếu tương xứng với giá trị thực của nó, thậm chí tăng gấp nhiều lần để bán với lợi nhuận cao.
Thi trường chứng khoán luôn không ngừng biến chuyển, khó có thể dự đoán một cách chính xác thời điểm giá cổ phiếu giảm hay tăng. Dó đó, điều này đòi hỏi kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên sâu cùng khả năng nhạy bén đối với thị trường ở các nhà đầu tư.
Nguyên tắc cơ bản trong đầu tư giá trị mà bạn nên bỏ túi
Mỗi một phương pháp đều được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản, việc nắm rõ các nguyên tắc cơ bản này là yếu tố tất yếu khi muốn trở thành một nhà đầu tư giá trị. Theo đó, để áp dụng thành công phương pháp đầu tư giá trị, nhà đầu tư cần phải ghi nhớ và tuân thủ 05 nguyên tắc dưới đây:
Nguyên tắc 1: Mỗi cổ phiếu đều có giá trị nội tại của nó
Giá trị nội tại là yếu tố luôn tồn tại trong mỗi mã cổ phiếu và gần như không thay đổi theo thời gian. Giá trị nội tại không phải giá mà cổ phiếu được mua bán, giao dịch trên thị trường hay giá trị sổ sách. Gía trị nội tại của một cổ phiếu được xây dựng và hình thành trên cơ sở nhiều yếu tố như: danh tiếng của công ty phát hành cổ phiếu, lĩnh vực hoạt động của công ty đó, các chỉ số EPS, P/B/P/E… Như vậy, giá trị nội tại không nằm ở bề nổi mà nó đòi hỏi nhà đầu tư cần phân tích và đánh giá kĩ càng.
Do đó, để có thể định giá được cổ phiếu một cách chính xác các nhà đầu tư cần trang bị cho bản thân một kiến thức chuyên sâu. Nguyên tắc giá trị nội tại của cổ phiếu là cơ sở để các nhà đầu tư xác định được thời điểm mua, thời điểm bán sao cho thu được mức lợi nhuận tối ưu. Giá mua vào càng thấp so vớ giá bán ra thì lợi nhuận thu được càng cao.
Nguyên tắc 2: Phải luôn tuân thủ giới hạn mức biên hoàn toàn
Biên an toàn là con số được thể hiện thông qua tỉ lệ % chênh lệch giữa mức giá thị trường và giá trị nội tại của cổ phiếu mà bạn đang nghiên cứu. Trong đầu tư chứng khoán, việc tuân thủ biên an toàn là vô cùng quan trọng, nó giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro không đáng có.
Nguyên tắc 3: Giả thiết thị trường hiệu quả không phải luôn đúng
Giả thuyết thị trường hiệu quả là thị trường mà cổ phiếu luôn thể hiện đúng giá trị của nó, tức là thị giá luôn bằng với giá trị nội tại. Đây được xem là thị trường lý tưởng đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tế giả thiết thị trường hiệu quả không phải luôn đúng bởi không chỉ có một số lượng ít các mã cổ phiếu được định giá đúng, còn những mã khác có thể bị định giá thấp hoặc cao hơn hơn so với giá trị thực tế của nó.
Nguyên tắc 4: Tự hoạch định chiến lược đầu tư
Mỗi nhà đầu tư cần có chiến lược riêng và luôn tự mình tuân thủ chặt chẽ. Việc đầu từ theo đám động dẫn tới những rủi ro không đáng có. Khi đầu tư, giá trị thực sự của cổ phiếu cần được nhà đầu tư đặt lên hàng đầu. Như vậy, việc nghiên cứu thị trường là cần thiết để có thể xây dựng một chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả tối đa.
Nguyên tắc 5: Cần sự kiên nhẫn và thận trọng
Đầu tư giá trị là phương pháp dài hạn, có thể là từ 3 đến 5 năm, đôi khi lên đến 10 năm. Vì thế, một khi lựa chọn đầu tư giá trị thì nhà đầu tư rất cần tính kiên nhẫn. Ngoài ra, yếu tố thời cơ cũng vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định lợi nhuận bạn đạt được ở mức nào, chiến lược đầu tư có thật sư là tối ưu nhất hay chưa.
Giữa đầu tư giá trị và đầu tư tăng trưởng có gì khác nhau?
Đầu tư tăng trưởng (Growth Investing) là một trong những chiến lược đầu tư nổi tiếng, được nhiều chuyên gia đầu tư tin dùng. Old but gold”, phương pháp đầu tư này luôn khẳng định được giá trị trường tồn của nó bởi tính an toàn và hiệu quả. Trước hết cần hiểu, đầu tư tăng trưởng là chiến lược đầu tư tập trung vào sự tăng trưởng vốn của nhà đầu tư. Nhà đầu tư tăng trưởng thường đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai.
Sự khác biệt giữa đầu tư tăng trưởng và đầu tư giá trị được thể hiện thông qua đặc điểm sau đây: So với cổ phiếu giá trị thì cổ phiếu tăng trưởng có giá cao hơn so với thị trường, có lịch sử tăng trưởng và biên độ lợi nhuận cao, tính rủi ro và không có cổ tức.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh mới năm 2023
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công theo quy định hiện hành
- Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư như thế nào năm 2023?
Thông tin liên hệ
Trên đây là một số tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nguyên tắc cơ bản trong đầu tư giá trị“. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách hàng về sử dụng dịch vụ liên quan tới tư vấn pháp lý về Luật Đầu tư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp:
Theo khoản 15 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 quy định thì đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định. Cụ thể:
“15. Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.”
Tại Điều 6 Luật Đầu tư công 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công như sau:
– Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
– Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
– Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà thầu dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và của cộng đồng.
– Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
– Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
– Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
– Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
– Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
– Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.