Nguyên tắc của bộ luật tố tụng hình sự được xem như kim chỉ nam để xây dựng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự. Hiểu rõ các nguyên tắc tố tụng hình sự là một trong những điều vô cùng quan trọng trong nghiên cứu khoa học tố tụng hình sự. Để hiểu rõ hơn; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu về: Nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm và phân loại
- Khái niệm: Phương châm, định hướng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động tố tụng hình sự; được các văn bản pháp luật ghi nhận.
- Phân loại:
Căn cứ vào tính chất gồm có 2 loại:
+ Nguyên tắc đặc thù
+ Nguyên tắc khác
Ý nghĩa về nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự
– Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự góp phần bảo đảm cho quá trình tiến hành tố tụng thực hiện một cách thống nhất.
– Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là cơ sở quan trọng cho việc bảo đảm quyền con người; quyền công dân; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong tố tụng hình sự.
– Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự góp phần động viên; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức và mọi người tham gia vào việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; tăng cường dân chủ trong tố tụng hình sự.
– Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự còn góp phần định hướng xây dựng pháp luật tố tụng hình sự.
Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự
Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
-Đối với cá nhân: không phân biệt dân tộc; giới tính; tín ngưỡng; tôn giáo; thành phần và địa vị xã hội.
-Đối với pháp nhân:; không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế
Suy đoán vô tội
Suy đoán vô tội là nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự .
Toà án là cơ quan xét xử; quyết định của toà án xác định một người có tội hay không có tội. Vấn đề này được thể hiện rõ nét hơn ở khoản 4 Điều 326 BLTTHS 2015.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Điều 14 Luật tổ chức toà án nhân dân cũng có quy định tương tự. Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc này với nội dung sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật.“
Như vậy, khi chưa được chứng minh theo trình tự, thủ tục do luật quy định; chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội phải được coi là người không có tội. Do không được coi là người có tội nên các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; không được đối xử với người bị buộc tội như người có tội; kể cả trường hợp họ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất như tạm giam. Vì vậy, BLTTHS 2015 quy định chế độ tạm giữ; tạm giam khác với chế độ chấp hành án phạt tù
Xác định sự thật của vụ án
-Trách nhiệm chứng minh tội phạm xác định sự thật của vụ án; thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Yêu cầu:
- Khách quan, toàn diện, và đầy đủ
- Làm rõ chứng cứ có tội/ vô tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
– Người bị buộc tội
- Có quyền chứng minh là mình vô tội
- Không có nghĩa vụ chứng minh là mình vô tội
Xác định sự thật của vụ án là nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự .
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
– Người bị buộc tội: có quyền bào chữa, tự bào chữa; nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
– Bị hại, đương sự: có quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
– Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm:
- Thông báo
- Giải thích
- Bảo đảm
Điều 74 BLTTHS quy định: Cần giữ bí mật điều tra tội xâm phạm an ninh quốc gia. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định; để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm là nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự
Các chủ thể bình đẳng:
- Đưa ra chứng cứ
- Đánh giá cứng cứ
- Đưa ra yêu cầu
Tài liệu, chứng cứ phải:
- Đầy đủ
- Hợp pháp
- Được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa
Phiên tòa phải có mặt đầy đủ các chủ thể luật định trừ trường hợp:
- Bất khả kháng
- Trở ngại khách quan
- Trường hợp luật quy định
Bản án của Tòa án phải căn cứ vào kết quả:
- Kiểm tra chứng cứ
- Đánh giá chứng cứ
- Kết quả tranh tụng
Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm là nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự
Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “ Nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự.”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Mang tính quyền lực nhà nước
– Liên quan chặt chẽ với quan hệ pháp luật hình sự
– Liên quan chặt chẽ với hoạt động tố tụng hình sự
Gồm hai phương pháp:
-Phương pháp quyền uy điều chỉnh: Quan hệ giữa cơ quan; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự với người tham gia tố tụng hình sự.
-Phương pháp phối hợp- chế ước điều chỉnh: Quan hệ giữa cơ quan; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với nhau
-Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ riêng.
-Mỗi giai đoạn có phạm vi chủ thể đặc trưng.
-Mỗi giai đoạn có hoạt động đặc trưng.
-Mỗi giai đoạn có văn bản Tố tụng đặc trưng.