Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người; được ghi nhận và bảo vệ bởi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Ở Việt Nam, quyền con người được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác; trong đó có lĩnh vực Tố tụng hình sự. Đây là cơ sở để các chủ thể có thể bảo vệ quền và lợi ích hợp pháp của mình; đặc biệt là những chủ thể bị buộc tội. Luật Tố tụng hình sự năm 2015 nước ta có quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội. Vậy nguyên tắc này được hiểu như thế nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu và làm rõ vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
- Quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự là quyền của người bị bắt; bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật; nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội; làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự; hoặc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Điều 16 BLTTHS ghi nhận nguyên tắc này với nội dung sau: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa; nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo; giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại; đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa; quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.
- Mặt khác, Điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS quy định: “Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”. Tại Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”.
- Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội được hiểu là việc cơ quan; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tạo điều kiện cần và đủ để người bị buộc bắt; người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đưa ra những lập luận và lí lẽ; chứng cứ phủ nhận một hay toàn bộ sự buộc tội; làm giảm trách nhiệm hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đặc điểm nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là nguyên tắc cơ bản, đặc trưng của luật Tố tụng hình sự Việt Nam, áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trở thành phương châm, định hướng chi phối toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động tố tụng hình sự.
- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội có hai nội dung cơ bản là xác định nội dung quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa; đồng thời, quy định cơ quan tiến hành tố tụng trên cơ sở quy định của Luật Tố tụng hình sự trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
- Thứ nhất, người bị buộc tội có quyền tự bào chữa. Tự bào chữa là việc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự mình thực hiện các quyền tố tụng được pháp luật quy định cho họ nhằm đưa ra các chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước cơ quan tiến hành tố tụng trong các quá trình giải quết vụ án hình sự.
- Thứ hai, người bị buộc tội có quyền được nhờ luật sư hoặc người khác để bào chữa. Nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa là việc người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thông qua luật sư hoặc người khác để thực hiện các quyền tố tụng được pháp luật quy định nhằm đưa ra các chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
- Thứ ba, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định về người làm chứng trong tố tụng hình sự
- Quy định về người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
- Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự
- Người bào chữa trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Giải quyết vấn đề
Quyền bào chữa của người bị buộc tội là một trong những nguyên tắc cơ bản của người bị buộc tội trong quá trình tham gia tố tụng, đảm bảo cho người bị buộc tội được thực hiện quyền này là bảo đảm quyền con người cho họ. Đây là một trong các quyền cơ bản của người bị buộc tội, thông qua hoạt động này, người bị buộc tội có thể đưa ra các chứng cứ chứng minh cho hành động của mình, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm pháp lí, đồng thời, thông qua hoạt động này, các chủ thể khác có liên quan, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách khách quan giúp việc giải quyết vụ án có hiệu quả,…
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong Tố tụng hình sự”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ luatsux: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. NBC có thể là: Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan; tổ chức; cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Khởi tố bị can là việc quyết định bằng văn bản của Cơ quan điều tra đối với một người khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyết định này là cơ sở pháp lý để áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và tiến hành các biện pháp điều tra đối với người đó.