Nhiều người thắc mắc rằng liệu người Việt Nam phải đi công tác có thời hạn ở nước ngoài thì có còn là công dân Việt Nam không. Đây là câu hỏi không còn xa lạ gì với một số công dân Việt Nam. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo tại Luật sư X ở bài viết tư vấn cụ thể dưới đây.
Quốc tịch Việt Nam quy định thế nào?
Luật Quốc tịch giải thích khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 02 bộ phận: (1) công dân Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, (2) người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Khoản 1 Điều 17 Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Khoản 1 Điều 18 Hiến pháp năm 2013 quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Điều 1 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) khẳng định: Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
Về mặt nguyên tắc, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác (Điều 4 Luật Quốc tịch). Với quy định này, công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, công dân Việt Nam có thể có 02 quốc tịch.
Từ các quy định liên quan đến vấn đề quốc tịch, có thể phân tích quy định pháp luật về các quyền đối với các nhóm như sau: Công dân Việt Nam; công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Quy định của pháp luật về quyền công dân Việt Nam
Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Ở đây xem xét công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch Việt Nam, bao gồm những người sinh sống trong nước và những người ở nước ngoài. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây:
(1) Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
(2) Giấy chứng minh nhân dân;
(3) Hộ chiếu Việt Nam;
(4) Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Như vậy, nguyên tắc được hiến định trong thực hiện quyền của công dân Việt Nam là có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Điều này có nghĩa, nếu luật không cấm, không quy định hạn chế quyền của công dân thì công dân có quyền thực hiện, nghĩa là “công dân được thực hiện những gì luật không cấm”, tất nhiên, việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (khoản 4 Điều 15 Hiến pháp năm 2013).
Khoản 2,3 Điều 17 Hiến pháp năm 2103 khẳng định: Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
Tại Điều 5, Điều 6 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) nêu rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân và vấn đề bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài. Theo đó, công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó.
Kết luận: Công dân Việt Nam (chỉ có một quốc tịch Việt Nam) được bảo đảm các quyền công dân một cách toàn vẹn nhất, được tự do thực hiện những gì luật không cấm trên nguyên tắc không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài có phải là công dân Việt Nam
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo đó, Hiến pháp khẳng định chính sách đối với nhóm đối tượng này tại Điều 18 Hiến pháp năm 2013. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Điều 7 Luật quốc tịch Việt Nam nêu rõ chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam quy định người đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với tinh thần trên, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và cho phép thực hiện một số hoạt động tại Việt Nam nhằm ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục nhập quốc tịch Việt cho vợ nước ngoài không có hộ chiếu
- Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam chi tiết nhất và mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài có phải là công dân Việt Nam“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; Giấy phép sàn thương mại điện tử…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Căn cứ khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định, người được trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều này là đúng. Vì theo căn cứ của pháp luật Việt Nam vẫn quy định một số trường hợp người Việt Nam mang 2 quốc tịch được.