Xin chào Luật sư X. Tôi là Hồng Đăng, hiện đang sinh sống tại Thành phố Thái Nguyên. Tôi có câu hỏi thắc mắc liên quan đến thủ tục làm căn cước công dân như sau. Ông tôi năm nay ngoài 60 tuổi, cụ thể là ông đã 63 tuổi. Ông tôi có nhu cầu được làm căn cước công dân. Tuy nhiên, theo ông kể lại thời ông tôi thì không có giấy khai sinh bởi hồi đó ba mẹ ông chưa biết đến thủ tục hành chính làm giấy khai sinh như thế nào cả. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi đối với trường hợp của ông tôi thì làm CCCD có cần giấy khai sinh không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Người trên 60 tuổi làm CCCD có cần giấy khai sinh không?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Cơ sở pháp lý
Thẻ căn cước công dân là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1, Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Như vậy, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam; có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ căn cước công dân gắn chip là thẻ căn cước công dân; tuy nhiên thẻ Căn cước công dân gắn chip tích hợp được nhiều thông tin của công dân; liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính.
Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân
Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn…
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
Theo quy định tại Điều 20 Luật căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau:
– Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
– Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
– Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Người trên 60 tuổi có phải làm CCCD không?
Theo quy định tại Điều 19 Luật căn cước công dân 2014 quy định: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
Theo quy định tại Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 quy định như sau:
– Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều 21 thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Và theo quy định tại Điều 23 Luật căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân có đề cấp đến:
– Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật căn cước công dân 2014;
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- Khi công dân có yêu cầu.
Như vậy theo quy định của pháp luật, nếu công dân trên 60 tuổi thì không phải làm các thủ tục về cấp, cấp đổi sang thẻ căn cước công dân, bởi độ tuổi bắt buộc phải cấp đổi thẻ căn cước công dân là trước 60 tuổi. Các loại thẻ như Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân mã vạch còn thời hạn sử dụng thì người trên 60 tuổi vẫn sử dụng bình thưởng.
Tuy nhiên nhà nước cũng tạo điều kiện cho người dân, nếu người dân trên 60 tuổi có nhu cầu muốn đổi sang thẻ căn cước công dân mới là thẻ căn cước công dân có gắn chíp thì vẫn được cơ quan có thẩm quyền làm các thủ tục cấp đổi thẻ như những người dân đang trong độ tuổi cấp, cấp đổi thẻ căn cước công dân.
Người trên 60 tuổi làm CCCD có cần giấy khai sinh không?
Điều 10, Điều 11 Thông tư số 59/2021/TT-BCA quy định về tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD như sau:
Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ CCCD.
Hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD
– Công dân đến cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ CCCD.
– Cán bộ công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin CCCD, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
– Thu lại CMND, thẻ CCCD đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD.
– Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
– Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
– Trả thẻ CCCD và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ CCCD đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
Như vậy, từ 1.7.2021 khi làm CCCD, bạn được lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin đã chính xác thì bạn được đăng ký trực tiếp mà không phải bổ sung giấy tờ gì.
Trường hợp thông tin trên sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên tờ khai CCCD thì yêu cầu công dân xuất trình giấy khai sinh, CMND cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong tờ khai CCCD.
Theo đó, sổ hộ khẩu và CMND cũ ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh của công dân thì vẫn có thể sử dụng sổ hộ khẩu để chứng minh về ngày, tháng, năm sinh khi làm CCCD gắn chip mà không cần sử dụng giấy khai sinh.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Người trên 60 tuổi làm CCCD có cần giấy khai sinh không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn thừa kế gồm những gì theo quy định năm 2023?
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Cách xác định các trường hợp chấm dứt hôn nhân năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về thời hạn cấp đổi căn cước công dân như sau:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
– Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
– Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
– Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Trình tự cơ bản như sau:
Bước 1: Điền vào Tờ khai Căn cước công dân.
Bước 2: Xuất trình CMND/CCCD mã vạch cũ và làm theo hướng dẫn.
Bước 3: Công dân đóng lệ phí cấp CCCD theo quy định.
Bước 4: Cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD gắn chip.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân như sau:
– Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
– Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
+ Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.