Hiện nay, mỹ phẩm giá kém chất lượng được bày bán tràn lan, đang là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng, đặc biệt là phái nữ. Vậy nếu mua phải mỹ phẩm giả, người tiêu dùng nên làm gì để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Mỹ phẩm giả là gì?
Mỹ phẩm giả không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu, gây ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động kinh doanh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp mỹ phẩm chân chính; mà còn gây hại trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng. Do đó, pháp luật nghiêm cấm hành vi sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, một số đối tượng bất chấp vi phạm.
Tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quy định về hàng giả. Căn cứ theo quy định này, mỹ phẩm giả có một trong các đặc điểm sau:
+ Mỹ phẩm giả có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của loại mỹ phẩm đó. Hoặc mỹ phẩm không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.
+ Mỹ phẩm giả có thể có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của mỹ phẩm nhưng chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì của mỹ phẩm.
+ Mỹ phẩm có nhãn hoặc bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối mỹ phẩm khác; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch hoặc giả mạo bao bì mỹ phẩm của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp mỹ phẩm.
Người tiêu dùng nên làm gì khi mua phải mỹ phẩm giả?
Khi mua phải mỹ phẩm giả, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, người mua nên giải quyết theo những cách sau:
Người mua và người bán nên thương lượng, hòa giải
Mua bán mỹ phẩm là giao dịch dân sự, xác lập trên sự tự nguyện, tự thỏa thuận của các bên. Do đó, khi phát sinh tranh chấp, người mua nên liên lạc ngay với người bán, cùng thương lượng, hòa giải đề ra hướng giải quyết chung.
Căn cứ khoản 1 Điều 31, Điều 33 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Điều 31. Thương lượng
1, Người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Điều 33. Hòa giải
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải.
Như vậy, khi mua phải mỹ phẩm giả, người mua có thể thương lượng với người bán yêu cầu đổi trả hàng hoặc hoàn tiền, bồi thường thiệt hại phát sinh về tài sản, sức khỏe,… Nếu không thể cùng thương lượng, có thể nhờ bên thứ ba làm trung gian hòa giải. Trường hợp các bên thương lượng, hòa giải không thành, người mua có thể quyền khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền; gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để được tư vấn, giải quyết.
Người mua khiếu nại, tố cáo đến cơ quan chức năng
Căn cứ khoản 7 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Điều 8. Quyền của người tiêu dùng
… 7, Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, nếu không thể thương lượng được với người bán, người mua phải mỹ phẩm giả có quyền làm đơn khiếu nại, tố cáo và kèm chứng cứ liên quan của hàng hóa đó đến một trong các cơ quan sau để yêu cầu xử lý:
+ Chi cục quản lý thị trường của địa phương.
+ Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương.
+ Thanh tra cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng.
+ Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngoài ra, người tiêu dùng có thể gửi phản ánh tới các cơ quan Báo chí, truyền thông để có phương pháp xử lý, răn đe các đối tượng có hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái.
Người mua phải mỹ phẩm giả có thể khởi kiện người bán tại Tòa án
Căn cứ khoản 6, 7 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Điều 8. Quyền của người tiêu dùng
6, Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
7, Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Điều 42. Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1, Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Theo đó, người mua phải mỹ phẩm giả có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh mỹ phẩm họ mua là giả. Do đó, người mua nên giữ nguyên hiện trạng, chụp lại ảnh mỹ phẩm giả; Giữ gìn giấy bảo hành, hóa đơn mua hàng và các chứng từ khác liên quan tới việc mua sản phẩm. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, mỹ phẩm gây hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng (gây ngộ độc, gây thương tích..); giữ lại các chứng cứ chứng minh thiệt hại như: phiếu chuẩn đoán của bệnh viện, viện phí, đơn thuốc,… (nếu có).
Như vậy, khi có căn cứ chứng minh mua phải mỹ phẩm giả, gây thiệt hại cho bản thân và gia đình. Người mua có quyền khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả đến tòa án có thẩm quyền hoặc trọng tài để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
Tùy theo tính chất, mức độ thiệt hại, hậu quả của hành vi bán hàng giả, người bán mỹ phẩm giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Và phải bồi thường toàn bộ, kịp thời thiệt hại cho người mua.
Tóm lại, khi mua phải mỹ phẩm giả, người mua nên giữ nguyên hiện trạng hàng hóa và các chứng cứ liên quan. Và liên hệ ngay với người bán yêu cầu đổi hàng hoặc hoàn trả tiền hoặc bồi thường; đồng thời thông báo cho cơ quan Quản lý thị trường hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để được tư vấn, xử lý. Nếu phát sinh tranh chấp, người mua phải mỹ phẩm giả có thể yêu cầu Tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Bán mỹ phẩm giả có thể bị phạt đến 15 năm tù
Câu hỏi thường gặp
Người dùng mỹ phẩm giả chết thì người sản xuất sẽ bị xử lý như sau:
+ Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 192 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người có hành vi sản xuất mỹ phẩm giả dẫn đến hậu quả làm chết 01 người thì bị phạt từ 05 năm đến 10 năm tù.
+ Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 192 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người có hành vi sản xuất mỹ phẩm giả dẫn đến hậu quả làm chết 02 người thì bị phạt từ 07 năm đến 15 năm tù.
Căn cứ Điều 12 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định sản xuất mỹ phẩm giả về giá trị sử dụng, công dụng bị phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi sản xuất mỹ phẩm giả, người sản xuất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định sản xuất mỹ phẩm giả về giá trị sử dụng, công dụng bị phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi sản xuất mỹ phẩm giả, người sản xuất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.