Học nghề giờ trở thành con đường được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Trước tính phức tạp của dịch bệnh, để phục hồi về kinh tế trong lĩnh vực du lịch; Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ người tham gia học nghề du lịch. Đó là người tham gia học nghề du lịch được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng. Bài viết dưới đây của Luật sư X chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Thông tư 12/2022/TT-BTC
Nội dung tư vấn
Người tham gia học nghề du lịch được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 12/2022/TT-BTC; có hiệu lực kể từ ngày 09/4/2022.
Thông tư về việc hướng dẫn nội dung và mức chi từ ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.
Theo đó, Thông tư này quy định mức hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức về du lịch một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động nghề du lịch như sau:
– Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.
– Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa không quá 06 tháng.
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.
Học nghề là gì? Quyền lợi của người học nghề
Theo khoản1 Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019:
Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy, học nghề theo quy định pháp luật là chế định của luật lao động; bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành; quy định về quyền học nghề; điều kiện của người học nghề; quyền dạy nghề; điều kiện của người dạy nghề; hợp đồng học nghề; quan hệ dạy và học nghề giữa hai bên; chính sách áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề;…
Cũng theo quy định tại Điều 61 Bộ luật này, người học nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề. Người học nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
Trong thời gian học nghề nếu người học nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
Hết thời hạn học nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
Phân loại học nghề
Theo mục tiêu người học
Căn cứ vào mục tiêu của người học, có hai loại:
- Học nghề để tự làm việc
- học nghề để tham gia quan hệ lao động
Người học có thể tham gia khóa học ngắn hạn hoặc giới hạn dài ở bất kỳ cơ sở dạy nghề nào mà pháp luật không cấm để trang bị cho mình kiến thức của một nghề nhất định, tự tạo công việc và thu nhập. Ngược lại, rất nhiều người học nghề với công việc tìm kiếm mục tiêu bằng cách tham gia hệ thống lao động với một cơ quan, tổ chức , doanh nghiệp trong hoặc ngoài nước. Học nghề để tự tạo công việc hay tham gia hệ thống lao động là mục tiêu riêng của mỗi người trước khi tham gia khóa học thuộc vào điều kiện, khả năng, sở thích của họ.
Theo cách thức tổ chức dạy và học nghề
Căn cứ vào cách thức tổ chức dạy học nghề, có hai loại:
- Học nghề đươc tổ chức thành lớp học
- Học nghề theo hình thức kèm cặp tại doanh nghiệp.
Học nghề được tổ chức thành lớp học thường thấy ở các cơ sở chuyên dạy nghề với số lượng người học nhiều. Quá trình học nghề thường được phân chia thành hai phần là lí thuyết và thực hành. Chính vì vậy, đây là cách thuận tiện giúp người học có được các kĩ năng, kiến thức cơ bản và cần thiết của nghề mà người đó theo đuổi. Kết thúc khoá học, người học sẽ dưoc cấp bằng hoặc chứng chỉ theo quy định của Nhà nước.
Ngược lại, học nghề theo hình thức kèm cặp tại doanh nghiệp thường được tổ chức ở các cơ sở sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với số lượng người học ít. Đây thực chất là quá trình vừa học vừa làm của người lao động, gắn với thực hành là chính. Giáo viên dạy nghề trong trường hợp này là người đang trực tiếp làm việc, họ sẽ hướng dẫn người học các kĩ năng cần thiết, người học theo hình thức này không được cấp chứng chỉ nghề sau khi học.
Phân loại theo trình độ nghề
Theo trình độ nghề có 3 loại:
- Sơ cấp
- Trung cấp
- Cao đẳng
Trình độ sơ cấp diễn ra trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm nhằm trang bị cho người học kĩ năng thực hành đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc; đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho người học tìm kiếm việc làm ; tự tạo việc làm hoặc có điều kiện học lên trình độ cao hơn.
Trình độ trung cấp diễn ra trong khoảng thời gian từ 1 năm đến 2 năm tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT; 3 đến 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp THCS. Trình độ này trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kĩ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp.
Trình độ cao đẳng diễn ra trong khoảng thời gian từ 2 năm đến 3 năm tùy theo đào tạo đối với người tốt nghiệp THPT. Mục tiêu của trình độ cao đẳng là trang bị kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kĩ thuật; giải quyết được các tình huống phức tạp trên thực tế.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Người tham gia học nghề du lịch được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.