Những vụ án giết người do bệnh nhân tâm thần gây ra thường tạo ra những làn sóng trái chiều trong dư luận. Có những người thấy dù là bệnh nhân tâm thần nhưng gây ảnh hưởng đến tính mạng của người khác thì cần nghiêm trị, có một bộ phận lại cho rằng vì người tâm thần không thể điều khiển được hành vi nên chỉ cần răn đe nhẹ nhàng. Hiện nay nhà nước vẫn luôn có những biện pháp khoan hồng với người tâm thần khi phạm tội. Vậy người tâm thần giết người có đi tù không? Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định về tội giết người theo Bộ luật Hình sự
Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
– Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Giết 02 người trở lên
+ Giết người dưới 16 tuổi
+ Giết phụ nữ mà biết là có thai
+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân
+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
+ Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác
+ Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân
+ Thực hiện tội phạm một cách man rợ
+ Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp
+ Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người
+ Thuê giết người hoặc giết người thuê
+ Có tính chất côn đồ
+ Có tổ chức
+ Tái phạm nguy hiểm
+ Vì động cơ đê hèn
– Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
– Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
– Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm
Người tâm thần giết người có đi tù không?
Người tâm thần được hiểu là người mắc bệnh lý có liên quan đến sức khỏe, nhận thức và làm ảnh hưởng.
Căn cứ tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:
– Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần
– Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
– Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện
Và căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy căn cứ theo các quy định trên, người mất năng lực trách nhiệm hình sự phải thỏa mãn đủ các yếu tố sau:
– Phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần
– Mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của chính mình.
Tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Do vậy, yếu tố đầu tiên đó là người thực hiện hành vi phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Người tâm thần thực hiện các hành vi được coi là tội phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự, bởi người tâm thần được coi là người không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Các chế tài xử lý khi người tâm thần thực hiện hành vi vi phạm
Người tâm thần khi thực hiện hành vi phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng pháp luật vẫn quy định về chế tài xử lý đối với trường hợp này theo Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể:
– Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật Hình sự năm 2015, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh
– Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
– Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt
Lưu ý: Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Mời bạn xem thêm
- Cha mẹ có quyền yêu cầu ly hôn nếu con bị tâm thần không?
- Bản án ly hôn với người bị tâm thần mới 2022
- Luật về người tâm thần quy định thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật hình sự Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Người tâm thần giết người có đi tù không” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đơn ly hôn thuận tình viết tay Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người mất năng lực trách nhiệm hình sự phải thỏa mãn đủ các yếu tố sau:
– Phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần
– Mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của chính mình.
Tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Do vậy, yếu tố đầu tiên đó là người thực hiện hành vi phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Người tâm thần thực hiện các hành vi được coi là tội phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự, bởi người tâm thần được coi là người không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Người tâm thần khi thực hiện hành vi phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng pháp luật vẫn quy định về chế tài xử lý đối với trường hợp này theo Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể:
– Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật Hình sự năm 2015, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh
– Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
– Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt
Trong đó, nếu như người bị tâm thần có thực hiện hành vi gây hậu quả thì phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể tại Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó lấy tài sản của người được giám hộ để bồi thường
– Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình
-Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.