Văn bằng, chứng chỉ là một loại giấy tờ quan trọng. Do có giá trị cao và thể hiện được trình độ của cá nhân nên có rất nhiều hành vi vi phạm từ việc trục lợi các văn bằng, chứng chỉ. Phổ biến nhất là các văn bằng, chứng chỉ giả được chào bán công khai. Ngoài việc bán văn bằng, chứng chỉ giả còn phải kể đến tội sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình. Vậy hành vi trên sẽ bị xử phạt như thế nào theo pháp luật? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Văn bằng, chứng chỉ là gì?
Theo quy định tại Điều 12 Luật giáo dục 2019 thì Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật giáo dục. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Đối vơi chứng chỉ thì chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
Theo đó, điều luật cũng quy định Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.
Xử phạt vi phạm hành chính với các trường hợp sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác
Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được ban hành ngày 22/01/2021 và có hiệu lực từ ngày 10/3/2021 có các quy định hành vi vi phạm về quản lý, cấp và sử dụng văn bằng, chứng chỉ. Theo đó, quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 23 sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;
– Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;
– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
Như vậy, đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hay cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình sẽ bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng. Cần lưu ý đây là mức phạt dành cho cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt gấp đôi, lên đến 20 triệu đồng.
Người sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác bị xử lý như thế nào?
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi sử dụng chứng chỉ, tài liệu và giấy tờ giả mà người sử dụng có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Điều 341 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người phạm tội trên có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trường hợp công chức, viên chức có hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.
Nội dung | |
Mô tả hành vi | Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác |
Hình thức xử phạt | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Biện pháp bổ sung | |
Biện pháp khắc phục | |
Thẩm quyền | Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (cấp huyện) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) Chánh Thanh tra cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ |
Lưu ý |
Ngoài ra, theo Luật cán bộ, công chức thì công chức có hành vi sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả có thể bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật như không được dự thi nâng ngạch công chức, không để được bổ nhiệm chức vụ, buộc thôi việc…
Mời bạn xem thêm bài viết
- Dùng chứng chỉ giả để xét tốt nghiệp bị xử lý như thế nào?
- Môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề bị xử lý thế nào?
- Viên chức dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Sử dụng văn bằng chứng chỉ của người khác″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Xin giấy phép bay Flycam , Hợp pháp hóa lãnh sự, dịch vụ bảo hộ logo công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Công chức viên chức sử dụng văn bằng giả có thể bị xử lý kỷ luật theo Nghị định 112/2020 Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức:
– Đối với cán bộ, công chức, viên chức; giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; : Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức nếu sử dụng giấy tờ không hợp pháp; để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.
– Đối với công chức, viên chức; không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; : Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc nếu sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả; hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc trường hợp sau đây: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.”
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc hợp sau đây: Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;“
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;”
Theo đó, hành vi sử dụng văn bằng của người khác vì bất cứ mục đích nào đều có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu lại văn bằng đó.