Người phạm tội sẽ bị áp dụng các chế tài theo quy định của pháp luật để xử phạt thích đáng. Tuy nhiên, khi người phạm tội là phụ nữ có thai thì xử lý như thế nào? Có khác gì so với người phạm tội bình thường không? Quy định của pháp luật về người phạm tội là phụ nữ có thai như thế nào? Người phạm tội là phụ nữ có thai được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không? Người phạm tội là phụ nữ có thai có phải đi tù không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp những vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sau đây sẽ đem lại nhiều hữu ích cho bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm người phạm tội
Người phạm tội là người có đủ dấu hiệu chủ thể của tội phạm và đã thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm. Người phạm tội có thể là phạm tội riêng lẻ hoặc là người phạm tội trong đồng phạm. Người phạm tội có thể đã thực hiện hoàn thành tội phạm hoặc đã thực hiện tội phạm nhưng mới ở giai đoạn phạm tội chưa đạt hoặc mới có hành vi chuẩn bị phạm tội.
Chúng ta cần phân biệt rõ giữa “tội phạm” và “phạm tội”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội phạm được quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…”.
Theo đó, tội phạm phải có đầy đủ các yếu tố bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự; người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại có năng lực trách nhiệm hình sự; người thực hiện hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi đó có lỗi; hành vi đó xâm phạm đến khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ.
Như vậy, nếu như “tội phạm” theo quy định của BLHS phải có đầy đủ các yếu tố trên, thì “phạm tội” là hành động thực hiện tội phạm, nhưng có thể do người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và không bị coi là tội phạm.
Người phạm tội là phụ nữ có thai có bị tạm giam không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ mang thai có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.
Tuy nhiên, nếu rơi vào các trường hợp sau đây thì bị can, bị cáo là phụ nữ có thai vẫn bị tạm giam:
– Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
– Tiếp tục phạm tội;
– Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
– Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Người phạm tội là phụ nữ có thai xử lý như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự quy định:
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai…
Như vậy, người phạm tội là phụ nữ có thai sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong đó, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt một cách chính xác nhất.
Ngoài ra, nếu người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn (theo khoản 1 Điều 54).
Người phạm tội là phụ nữ có thai có phải đi tù không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
Theo quy định trên, phụ nữ có thai vẫn bị áp dụng hình phạt tù; nhưng sẽ được tạm hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
Cố tình mang thai nhiều lần có được hoãn thi hành án?
Có thể thấy, phụ nữ mang thai được hoãn phạt tù khi con được 36 tháng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi con đủ 36 tháng, không thể tránh khỏi một số trường hợp người mẹ mang thai tiếp.
Tuy nhiên, sau khi con đủ 36 tháng, không thể tránh khỏi một số trường hợp người mẹ mang thai tiếp. Vậy đối với người bị kết án là phụ nữ mà sau khi bị kết án họ liên tục có thai và sinh con để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù thì Tòa án có cho họ hoãn chấp hành hình phạt tù không?
ại Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC, Toà án nhận định:
Nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.
Như vậy, dù cố tình có thai và sinh con liên tục thì người bị kết án vẫn tiếp tục được hoãn chấp hành án phạt tù.
Quy định trên nhằm đảm bảo quyền trẻ em. Khi trẻ em được sinh ra, cần được nuôi dưỡng trong gia đình có đầy đủ cha mẹ; đặc biệt là trong 03 năm đầu. Quy định này thể hiện sự khoan hồng của pháp luật Việt Nam.
Chế độ ăn của phụ nữ có thai tại trại giam gấp 02 lần tiêu chuẩn bình thường
– Phạm nhân nữ trong thời gian có thai tại trại giam, phụ nữ có thai tại cơ sở giam giữ thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ.
Tiêu chuẩn ăn ngày thường gồm:
+ 17 kg gạo tẻ;
+ 15 kg rau xanh;
+ 01 kg thịt lợn;
+ 01 kg cá;
+ 0,5 kg đường;
+ 0,75 lít nước mắm;
+ 0,2 lít dầu ăn;
+ 0,1 kg bột ngọt;
+ 0,5 kg muối;
+ Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
+ Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
– Trường hợp phạm nhân nữ có thai không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu 03 m2/phạm nhân, được giảm thời gian lao động và được chăm sóc y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án hình sự 2019.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Thủ tục gia hạn tạm trú theo quy định hiện hành
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Người phạm tội là phụ nữ có thai xử lý như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, giấy phép sàn thương mại điện tử, đổi tên căn cước công dân, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, trích lục khai sinh bản sao… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Quy định tại điểm n khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự không phân biệt người phạm tội là phụ nữ có thai tại thời điểm phạm tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trường hợp sau khi bị khởi tố bị cáo mới có thai thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội là phụ nữ có thai” đối với bị cáo.
Đây là nội dung được quy định tại Điều 40 Bộ luật Hình sự, theo đó, sẽ không thi hành án tử hình đối với phụ nữ mang thai. Trong trường hợp này, hình phạt tử hình sẽ được chuyển thành tù chung thân.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự, trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên, quy định trên không áp dụng đối với phụ nữ mang thai.