Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Tôi là công dân nước ngoài. Tuy nhiên tôi muốn lập di chúc ở Việt Nam. Tuy nhiên tôi chưa hiểu rõ về pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về lập di chúc. Tôi không biết tôi có thể lập di chúc ở Việt Nam được hay không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 15/2011/TT-NHNN
- Luật Đất đai 2013
- Luật công chứng 2014
- Luật Nhà ở 2014
- Bộ luật Dân sự 2015
Người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc là người thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Theo đó, Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập.
Do đó, không hề có điều khoản nào cấm người nước ngoài không được lập di chúc tại Việt Nam.
Tuy nhiên, để di chúc đó có hiệu lực tại Việt Nam thì bắt buộc hình thức của di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và năng lực pháp luật của người lập di chúc phải phù hợp theo pháp luật của nước người đó có quốc tịch.
Những giấy tờ cần khi công chứng di chúc có yếu tố nước ngoài
Từ những phân tích trên, nếu muốn lập di chúc có yếu tố nước ngoài tại Phòng/Văn phòng công chứng thì phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản;
– Dự thảo di chúc (nếu có);
– Giấy tờ nhân thân:
+ Nếu có người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Giấy tờ chứng minh về quốc tịch như giấy chứng minh nguồn gốc Việt Nam, giấy chứng nhận có hoặc thôi quốc tịch Việt Nam, các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam…;
+ Nếu có người nước ngoài: Các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam, giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi như giấy khám sức khỏe, chứng minh nhân dân của người phiên dịch…;
– Các loại giấy tờ khác.
Ba loại tài sản cần lưu ý trong di chúc
Ngoài những lưu ý nêu trên, vấn đề tài sản nào người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế cũng rất quan trọng. Sau đây, xin lưu ý về 03 loại tài sản thường gặp nhất.
Tài sản là nhà ở
Với tài sản là nhà ở thì người nước ngoài phải thuộc diện được sở hữu nhà ở theo quy định tại Luật Nhà ở 2014 thì mới có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nếu không thì chỉ được hưởng giá trị của căn nhà đó.
Cụ thể, theo Điều 8 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Với người nước ngoài thì được nhận thừa kế nhà ở tại Việt Nam gồm căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Được phép nhập cảnh vào Việt Nam;
– Không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
(Căn cứ Điều 159 Luật Nhà ở 2014)
Trong đó, người nước ngoài chỉ được nhận thừa kế không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư… Nếu không thuộc các trường hợp trên thì người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.
Người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn nếu có nhu cầu. Thời hạn sở hữu nhà ở phải ghi rõ trong giấy chứng nhận.
Tài sản là đất ở
Điều 186 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở thì cũng có quyền sở hữu đất ở gắn liền với nhà ở tại Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở.
Người nhận thừa kế theo di chúc sẽ không được cấp Giấy chứng nhận nếu là:
– Người nước ngoài;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhập cảnh vào Việt Nam.
Những người này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở khi nhận thừa kế nhưng được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế cho người khác.
– Được đứng tên bên bán trong Hợp đồng mua bán nhà;
– Được đứng tên bên tặng cho trong Hợp đồng tặng cho đất;
– Nếu chưa bán hoặc cho thì có thể ủy quyền về việc nhận thừa kế gửi cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
Ngoài ra, người nhận thừa kế không được cấp giấy chứng nhân có thể ủy quyền cho người khác trông nom, tạm sử dụng và thực hiện nghĩa vụ về đất đai.
Tài sản là tiền mặt
Theo quy định tại Thông tư 15/2011/TT-NHNN, nếu tài sản thừa kế theo di chúc là tiền mặt mà người hưởng di sản muốn mang theo ra nước ngoài thì phải khai báo Hải quan nếu trên:
– 5000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
– 15 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu mang séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và giấy tờ khác có giá trị bằng ngoại tệ hoặc tiền đồng Việt Nam thì không cần phải khai báo.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ làm đơn ly hôn đơn phương. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Công chứng hợp đồng góp vốn bằng nhà ở
- Làm sổ đỏ có cần giấy đăng ký kết hôn
- Người già chết có được hưởng chế độ gì
- Người thừa kế đang ở nước ngoài
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật hiện hành không có quy định cấm người Việt Nam được lập di chúc bằng tiếng nước ngoài. Do đó, vẫn có thể lập di chúc bằng tiếng nước ngoài theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật. Tuy nhiên, nếu di chúc được công chứng, chứng thực thì phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bởi Điều 6 Luật Công chứng 2014, tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt.
Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.
Căn cứ khoản 1 Điều 681 BLDS 2015 quy định: Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.
+ Đối với nước nước ngoài thì phải dựa theo quy định pháp luật mà người đó mang quốc tịch.