Thưa Luật sư X. Tên tôi là Thủy, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Năm 2015, tôi có sang Nhật Bản du học và đến năm 2016, tôi có quen và tiến tới mối quan hệ hôn nhân với chàng trai Nhật Bản. Chúng tôi đã sinh được một đứa con gái đầu lòng. Đến thời điểm hiện tại, hai vợ chồng tôi có dự tính sẽ về Việt Nam sinh sống, làm việc lâu dài. Chồng tôi là người gốc Nhật nhưng muốn đứng tên mua nhà tại Việt Nam. Tôi có tìm hiểu thì biết rằng đối tượng người nước ngoài không được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chưa thấy bài đăng nào đề cập đến vấn đề người nước ngoài đã kết hôn với người Việt nam mua nhà có được hay không? Vậy, rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc trên. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư X.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam mua nhà tại Việt Nam có được không?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Điều kiện kết hôn với người nước ngoài
Theo Điều 126 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kết hôn có yếu tố nước ngoài thì việc áp dụng luật được quy định như sau:
– Khi người nước ngoài, người Việt Nam kết hôn với nhau thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.
– Khi kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn nêu tại Luật Hôn nhân và Gia đình.
– Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng phải đáp ứng các điều kiện kết hôn của Luật này.
Như vậy, khi người nước ngoài và người Việt Nam đăng ký kết hôn thì mỗi bên phải đáp ứng điều kiện kết hôn của mỗi nước. Đồng thời, nếu kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam thì người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện kết hôn nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Cụ thể gồm các điều kiện như sau:
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016, độ tuổi được phép kết hôn ở Việt Nam là nam phải đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên theo ngày, tháng, năm sinh.
Nếu không xác định được tháng sinh tháng sinh là tháng 01 của năm sinh; nếu không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày mùng một của tháng sinh.
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
Nguyên tắc tự nguyện trong kết hôn là một trong những nguyên tắc được pháp luật Việt Nam quy định xuyên suốt trong các Luật Hôn nhân và Gia đình.
Đồng thời, Nhà nươc cũng có chính sách và các biện pháp tạo điều kiện để nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Không bị mất năng lực hành vi dân sự
Người bị mất năng lực hành vi dân ự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, được Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (theo Điều 22 Bộ luật Dân sự).
Do đó, khi một người mất nặng lực hành vi dân sự thì sẽ không nhận thức được việc kết hôn với người, không xác định được yêu cầu kết hôn có phải tự nguyện, thực hiện theo ý chí của người đó hay không.
Bởi vậy, một trong những điều kiện để được đăng ký kết hôn là phải không mất năng lực hành vi dân sự.
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn
Những trường hợp bị cấm cấm kết hôn được nêu tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình gồm:
– Kết hôn giả tạo.
– Tảo hôn, cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn.
– Đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác.
– Kết hôn giữa các đối tượng: Người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
– Yêu sách của cải trong kết hôn.
– Lợi dụng kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình đã khẳng định như vậy. Theo đó, kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ sau khi đã đáp ứng đầy đủ về điều kiện và đăng ký kết hôn.
Phải được đăng ký theo đúng quy định tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch
Theo đó, chỉ khi đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền sau khi đáp ứng các điều kiện kết hôn thì quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ mới được pháp luật Việt Nam công nhận.
Đặc biệt, quy định này còn khẳng định:
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Do đó, bắt buộc việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam mua nhà tại Việt Nam có được không?
Căn cứ theo Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
“Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”
Từ căn cứ pháp luật trên thì việc người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam là có thể. Việc sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng nhà ở; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại được phép thực hiện nếu như tổ chức, cá nhân đó thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật đã nêu trên. Vậy nên việc người nước ngoài có thể đứng tên trên căn nhà mà mình mua tại Việt Nam là có thể.
Theo điểm c khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở 2014 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:
“Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.”
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;”
Như vậy, người nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam với thời gian ổn định lâu dài nếu họ đã kết hôn với người Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào?
Hồ sơ cần chuẩn bị
Tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, thủ tục đăng kí kết hôn với người nước ngoài, cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, bao gồm:
“Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”
Như vậy khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam, hai bạn cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn;
– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đăng ký kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
Đối với người nước ngoài phải chuẩn bị thêm:
+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân:
Là giấy do cơ quan có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồngTrường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước .Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận y tế chỉ có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp
+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú)
Ngoài ra, một trong hai người là công dân Việt Nam phải chuẩn bị:
+ Bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trong trường hợp bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
+ Văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó đối với người là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang.
Thủ tục thực hiện
Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn
Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.”
Theo đó trình tự tiến hành đăng ký kết hôn với người nước ngoài được tiến hành như sau:
– Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ gồm các giấy tờ nói trên nộp về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
– Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
– Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn miễn giảm học phí mới năm 2023
- Hiện nay tách sổ đỏ cần những giấy tờ gì?
- Năm 2023 nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam mua nhà tại Việt Nam có được không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan về dịch vụ tra cứu quy hoạch thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật Nhà ở 2014.
– Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật Nhà ở 2014.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 11 của Luật này.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
+ Đối với chủ sở hữu là cá nhân nước ngoài thì được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;
+ Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì chỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó ở, không được dùng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác;
+ Thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
Hình thức mua; thuê; thuê mua; tặng cho; thừa kế
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua; thuê mua, nhận thừa kế; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
– Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính; hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
Hình thức khác
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai; khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung