Việt Nam là một trong những địa điểm thu hút không ít người nước ngoài đến du lịch, sinh sống và làm việc. Theo quy định của pháp luật, người nước ngoài khi ở Việt Nam phải mang theo hộ chiếu. Vậy trường hợp người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam không mang theo hộ chiếu có bị xử phạt hay không? Nếu các bạn cũng quan tâm , hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Người nước ngoài là gì?
– Định nghĩa về người nước ngoài là gì được giải thích tại Khoản 1, Điều 3, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019 cụ thể như sau:
“ Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”.
– Theo đó, người nước ngoài là một trong những chủ thể thuộc các trường hợp sau:
+ Mang quốc tịch nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam
+ Không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam
– Những giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam không mang theo hộ chiếu có bị xử phạt hay không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
Bên cạnh đó, Khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Như vậy, người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam không mang theo hộ chiếu sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị trục xuất theo Điểm b Khoản 8.
Người nước ngoài cho thuê hộ chiếu của mình trên lãnh thổ Việt Nam bị xử phạt ra sao?
Căn cứ Khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;
b) Hủy hoại, tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
c) Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
Bên cạnh đó, Khoản 9 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và các điểm a và c khoản 5 Điều này.
Như vậy, người nước ngoài cho thuê hộ chiếu của mình trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Điểm a Khoản 8, có thể bị trục xuất theo Điểm b Khoản Khoản 8 Điều 18 Nghị định trên. Ngoài ra, người cho thuê còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Người nước ngoài cần làm gì khi hộ chiếu hết hạn?
Khi hộ chiếu hết hạn hoặc gặp bất kỳ vấn đề với hộ chiếu người nước ngoài hãy gọi điện liên hệ trực tiếp đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc văn phòng đại diện ngoại giao của nước mình là công dân để nhận được sự chỉ dẫn cho việc xin gia hạn hộ chiếu, cấp lại hộ chiếu.
Xin lưu ý đa phần các cơ quan ngoại giao của nước ngoài (bao gồm các lãnh sự quán hoặc đại sứ quán nước ngoài) đều có địa chỉ tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh, chính vì vậy người nước ngoài hãy tìm hiểu trước để thuận tiện cho việc liên lạc. Đa phần các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của nước mà người nước ngoài là công dân sẽ tiến hành thủ tục gia hạn hoặc cấp lại hộ chiếu với thủ tục đơn giản và nhanh chóng.
Thủ tục cấp lại hộ chiếu hết hạn cho người nước ngoài
Hồ sơ xin cấp đổi hộ chiếu hết hạn cho người nước ngoài bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- Tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông (Mẫu X01).
- Ảnh 04 chiếc, cỡ 4×6 cm, mới chụp, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng.
- Chứng minh thư nhân dân.
Đối với người nước ngoài đang ở Việt Nam: làm thủ tục gia hạn ở địa điểm làm hộ chiếu ở Tp.HCM hoặc Hà Nội và các phòng xuất nhập cảnh tại địa phương nơi đang sinh sống và làm việc.
Phí gia hạn cấp đổi hộ chiếu thông thường là: 200.000 VND.
Người nước ngoài khi được đại sứ quán hoặc. lãnh sự quán của họ cấp cho hộ chiếu bao giờ cùng có kèm theo 01 công hàm gửi Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam giúp trong việc cấp visa, thị thực để người nước ngoài có thể thuận lợi cho việc tiếp tục tạm trú; hoặc xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Chính vì vậy sau khi được cấp hộ chiếu mới người nước ngoài cần nhanh chóng làm thủ tục xin cấp lại visa Việt Nam tại Cục quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam. Người nước ngoài có thể tự làm thủ tục, có thể nhờ thân nhân; hoặc công ty mà mình đang làm việc thực hiện thủ tục xin cấp visa Việt Nam.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam không mang theo hộ chiếu có bị xử phạt hay không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; tạm dừng công ty, thành lập công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư?
- Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?
- Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp
Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh); hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước; do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Trên hộ chiếu gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao; hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Theo Luật Xuất nhập cảnh, thời hạn của hộ chiếu được quy định như sau:
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm; và không được gia hạn;
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm; và không được gia hạn;
– Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng; và không được gia hạn.
– Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.