Xin chào Luật sư X! Hiện nay, các đối tượng sản xuất bằng giả, giấy tờ giả ngày càng nhiều, càng tinh vi hơn. Cũng vì vậy mà một số người trong xã hội mua bằng giả. Tôi muốn hỏi Luật sư theo quy định của pháp luật hiện nay, người mua bằng giả phạm tội gì? Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của . Xin cảm ơn!
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư . Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
- Nghị định 79/2015/NĐ-CP
- Nghị định số 138/2013/NĐ-CP
Bằng giả là gì?
Bằng giả là những hành động sử dụng các công nghệ tiên tiến làm giả giấy chứng nhận, giấy tờ, văn bản có dấu đỏ, in phôi giống hệt với các giấy tờ gốc và bản thật mà các tổ chức, cơ quan, trường học cấp khi một cá nhân đã hoàn thành xong khóa tốt nghiệp hoặc lấy quyết định, kết quả chứng nhận nào đó. Được sử dụng ở rất nhiều các lĩnh vực và khía cạnh, đặc biệt là khi chủ thể không muốn thực hiện hoạt động nào đó mà cần đến giấy chứng nhận thì sẽ làm bằng giả để lấy kết quả công nhận việc mình đã thực hiện hoạt động đó.
Người mua bằng giả phạm tội gì?
Hành vi sử dụng bằng giả là việc một cá nhân thuê một cơ quan, tổ chức làm giấy tờ, bằng giả để thực hiện việc cấp bằng, giấy chứng nhận cho mình. Sử dụng bằng giả là một hành vi vi phạm pháp luật và được quy định tại Nghị định số 138/2013/NĐ-CP, Nghị định 79/2015/NĐ-CP và Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu.
Như vậy, người mua bằng giả vi phạm pháp luật.
Mua bằng giả bị xử phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính
Nếu hành vi mua bằng giả chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Tại Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp xử phạt vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử hoặc tại trụ sở chính, phân hiệu, cơ sở đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của người khác.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp bị tẩy, xóa, sửa chữa mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người đứng tên trong văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp hành vi mua bằng giả sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị tịch thu bằng giả.
Bên cạnh đó, Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo quy định về xử phạt vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục hành vi mua bằng giả sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị tịch thu bằng giả.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, hành vi mua bằng giả bị phạt như sau:
- Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
- Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm
- Xây nhà làm sập nhà hàng xóm
- Đi nộp phạt vi phạm giao thông cần giấy tờ gì?
- Nói xấu người khác là vi phạm quyền
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Người mua bằng giả phạm tội gì”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, quản lý mã số thuế cá nhân… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định:
– Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.
Như vậy, trường hợp làm bằng cấp 3 giả để được theo học đại học thì sẽ bị buộc thôi học.
Điều 22 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy đinh:
Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: Kê khai không đúng và sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Như vậy trường hợp đảng viên sử dụng văn bằng chứng chỉ giả thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức khiển trách. Nếu tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).