Ngày càng nhiều mối quan hệ lao động được hình thành. Bởi xã hội ngày càng phát triển, mọi người đều cần có một công việc cho bản thân mình. Tuy nhiên cũng có những trường hợp phải tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng lao động. Một vấn đề liên quan đến tạm hoãn thực hiện hợp đầu mọi người rất quan tâm đó là: “Người lao động có được hưởng chế độ ngày lễ khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay không?”. Hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ Luật lao động 2019:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Đây như là một minh chứng để xác lập quyền và nghĩa vụ của hai bên.
Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản.Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
Tuy nhiên, hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.
Hợp đồng lao động gồm những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động 2019 quy định:
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Việc thực hiện hợp đồng lao động phải được diễn ra liên tục theo thời hạn của nó. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bất khả kháng mà phải tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng. Vậy những trường hợp tạm hoãn đó là gì? Hãy cùng đi tìm hiểu nhé.
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Bộ luật lao động 2019 về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:
Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
- Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
- Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
- Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
- Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Quy định pháp luật đã rất cụ thể, rõ ràng về những trường hợp bắt buộc phải tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng lao động. Từ đây có thể cho người lao động nắm bắt thông tin và kiến thức để áp dụng phù hợp với bản thân.
Người lao động có được hưởng chế độ ngày lễ khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay không?
Vậy những người tạm hoãn thực hiện hợp đồng được và mất gì? Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật lao động 2019 quy định:
Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo căn cứ quy định trên, trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động sẽ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, người lao động sẽ không được hưởng chế độ ngày lễ khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động 2019:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, nếu hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, mà hai bên không có thỏa thuận gì, người lao động không có mặt tại nơi làm việc sẽ không được nhận vào làm lại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Người lao động có được hưởng chế độ ngày lễ khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay không?”. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức vềtạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động không được xác định là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.
Căn cứ theo quy định Điều 138 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để bảo đảm sức khỏe của thai nhi.
Nếu người lao động thực hiện nghĩa vụ báo trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn và 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng ngay trong thời gian tạm hoãn hợp đồng.