Hiện nay, một trong những hình thức kinh doanh được đông đảo người dân lựa chọn chính là kinh doanh dịch vụ ăn uống. Với hình thức kinh doanh này, người dân không cần phải bỏ quá nhiều vốn để đầu tư về nguyên vật liệu, mặt bằng,… Tuy nhiên, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, Người làm thực phẩm bẩn bị xử phạt như thế nào? Người làm thực phẩm bẩn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Các hành vi vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những hành vi nào? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thực phẩm bẩn là gì?
Hiện nay, chưa có định nghĩa chung thống nhất về thực phẩm bẩn. Đây là cách gọi mà mọi người thường dùng để chỉ thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm. Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn và được sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Có thể hiểu đơn giản nhất, thực phẩm bẩn là thực phẩm gây hại cho sức khỏe con người, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, chất hóa học trong quá trình nuôi trồng dẫn đến dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép.
Rất khó để phân biệt thực phẩm bằng mắt thường, muốn biết chính xác cần phải kiểm tra, xét nghiệm kỹ lưỡng của những người có chuyên môn.
Các hành vi vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:
– Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;
– Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm tới người tiêu dùng;
– Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
– Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.
Người làm thực phẩm bẩn bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:
Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.
3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
4. Cá nhân quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này là các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, người làm thực phẩm bẩn có thể bị xử phạt với mức phạt tiền tối đa với cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng, tổ chức là 200 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ một tháng đến sáu tháng, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ một tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật, buộc tiêu hủy các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Người làm thực phẩm bẩn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017), thì cơ sở kinh doanh thực phẩm mất vệ sinh sẽ bị phạt hành chính, nếu thực hiện những hành vi sau đây:
- Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm gây độc hại, không nằm trong danh mục cho phép của Bộ y tế.
- Chế biến hoặc bán các loại thực phẩm có nguồn gốc là động vật chết do bệnh dịch.
- Nhập khẩu và buôn bán các loại thực phẩm có sử dụng hóa chất, có nguồn gốc là động vật chết vì bệnh dịch.
Với những hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn trên, cá nhân sẽ bị phạt tối đa 100.000.000 đồng, tổ chức sẽ bị phạt tối đa là 200.000.000 đồng.
Mức xử phạt hành chính cũng có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào tính chất hành vi và hậu quả do hành vi gây ra.
Đồng thời người vi phạm sẽ bị xử phạt hình sự với các hành vi sau đây:
- Gây tổn hại đến sức khỏe người dùng.
- Sử dụng nguyên liệu cấm với giá trị lớn.
- Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, tùy vào đối tượng kinh doanh thực phẩm bẩn là cá nhân hay tổ chức, tùy vào tính chất, động cơ, mục đích và hậu quả của việc kinh doanh đó gây ra, mà có các hình thức xử phạt khác nhau.
Dù là mức xử phạt nào thì cũng là những cách thức răn đe, trừng trị đối với những cá nhân hay tổ chức muốn kiếm tiền bất chính, làm hại sức khỏe của người tiêu dùng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Người làm thực phẩm bẩn bị xử phạt như thế nào?“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới kết hôn với người Nhật Bản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, trường hợp bạn mở nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch lưu trú tại khách sạn của bạn thì không cần cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo quy định trên thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 15 ngày.
Theo quy định, gây ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng tùy vào mức độ tổn hại là sẽ chịu hình phạt tương ứng với mức phạt quy định tại Điều 317 Bộ luật hình sự năm 2015. Tùy vào trường hợp cụ thể sẽ có hình phạt riêng, trong trường hợp mức độ đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù lên tới 20 năm.