Do tính chất đặc biệt của người làm chứng; mà họ có thể đối mặt với nguy hiểm; không ít trường hợp người làm chứng bị đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình; người thân thích của mình khi bị đe dọa;… Vậy người làm chứng nên làm gì khi bị đe dọa? Đây là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Người làm chứng là ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 66. Người làm chứng
1, Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Như vậy, theo quy định trên, người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng; để xác định sự thật của vụ án hình sự. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo; trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng; hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
- Những người không được làm chứng bao gồm:
+ Người bào chữa của người bị buộc tội;
+ Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Người làm chứng bị đe dọa thì nên làm gì?
Người làm chứng có quyền được cơ quan triệu tập bảo vệ
Trên thực tế, nhiều người làm chứng luôn có tâm lý sợ bị trả thù; sự an toàn của họ và người thân bị đe dọa. Các hình thức cưỡng bức người làm chứng, khiến người làm chứng khai gian dối, không dám khai báo… Do đó, pháp luật quy định khi người làm chứng bị đe dọa có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ họ.
Cụ thể, điểm b khoản 3 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; quy định như sau:
Điều 66. Người làm chứng
3, Người làm chứng có quyền:
b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
Như vậy, người làm chứng có quyền được bảo vệ các các quyền lợi hợp pháp khi bị bị can, bị cáo, hoặc người thân thích của họ đe dọa. Người có thẩm quyền có trách nhiệm phải quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm chứng và người thân của họ.
Điều 311. Hỏi người làm chứng
4, Trường hợp có căn cứ xác định người làm chứng, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm thì Hội đồng xét xử phải quyết định biện pháp bảo vệ họ theo quy định của Bộ luật này và pháp luật khác có liên quan.
Người làm chứng bị đe dọa nên làm văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ
Người có quyền có quyền làm văn bản đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ là: cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát, Tòa án.
- Văn bản đề nghị, yêu cầu có các nội dung chính:
+ Ngày, tháng, năm;
+ Tên, địa chỉ của người đề nghị;
+ Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên và đóng dấu.
Trong trường hợp khẩn cấp; người làm chứng có thể trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ; hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc; nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ.
Khi các cơ quan có thẩm quyền được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ; thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Người làm chứng có thể là người thân thích của người bị buộc tội không?
Câu hỏi thường gặp
Thời gian lấy lời khai người làm chứng dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày; và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
Nếu người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa; nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt; thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải theo quy định.
Biên bản ghi lời khai của người làm chứng được lập thành văn bản. Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người làm chứng nghe; giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản. Người làm chứng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản. Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.