Trong cuộc sống không ai là có thể sống mà hoạt động độc lập, đơn lẻ. Ai ai cũng phải có cho nhau các mối quan hệ xã hội. Từ đó cũng hình thành nên các loại quan hệ. Có những quan hệ dân sự như hợp đồng mua bán hay quan hệ lao động khi đi làm,… Khi hình thành nhiều loại quan hệ cũng đồng nghĩa với việc có thể sẽ có nhiều tranh chấp xảy ra hơn. Chính vì vậy trọng tài viên là người không thể thiếu trong có vụ việc tranh chấp đó. Vậy “Người là điều tra viên có được làm trọng tài viên hay không?” Hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là gì?
1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cần có điều kiện gì?
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn Trọng tài viên như thế nào?
– Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
- Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
- Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
– Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
- Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
– Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.
Người là điều tra viên có được làm trọng tài viên hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 quy định về tiêu chuẩn của trọng tài viên thì:
– Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên: Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án.
Như vậy, người là Điều tra viên không được làm trọng tài viên.
Quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên theo quy định của pháp luật
1. Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
2. Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.
3. Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
4. Được hưởng thù lao.
5. Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
7. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
– Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
– Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
- Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
- Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
- Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
- Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
– Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
Bản tự bảo vệ và việc gửi bản tự bảo vệ gồm những nội dung nào?
– Bản tự bảo vệ gồm có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;
- Tên và địa chỉ của bị đơn;
- Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;
- Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
– Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
– Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.
– Trường hợp bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ.
– Trường hợp bị đơn không nộp bản tự bảo vệ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 35 Luật trọng tài thương mại 2010 thì quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành.
Đơn kiện lại của bị đơn nghĩa là gì?
– Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp.
– Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Hội đồng trọng tài và bị đơn.
– Việc giải quyết đơn kiện lại do Hội đồng trọng tài giải quyết đơn khởi kiện của nguyên đơn thực hiện theo quy định của Luật này về trình tự, thủ tục giải quyết đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Người là điều tra viên có được làm trọng tài viên hay không?. Hy vọng những kiến thức thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ có ích cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, Thủ tục tặng cho nhà đất… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy
- Không cho thành viên thực hiện quyền làm việc
- Không tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy theo quy định
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 quy định về tiêu chuẩn của trọng tài viên thì:
Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên: Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án.
Như vậy, người là công chức thuộc Toà án nhân dân không được làm trọng tài viên.
Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010.
Đối với việc chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổ chức. Trường hợp có nhiều bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của một trong các bị đơn đó. Trường hợp bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn.