Hiện nay với nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội thì yêu cầu về hạ tầng hay cơ sở vật chất của nước ta ngày càng cao, vậy nên có rất nhiều công trình đã đang và sắp được xây dựng. Trong quá trình thi công xây dựng những công trình này thì có rất nhiều vấn đề phát sinh, vậy nên pháp luật nước ta đã đưa ra các quy định cụ thể về vấn đề này. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Người ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Quy định về nghiệm thu công việc xây dựng
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để một công trình xây dựng được đưa ra sử dụng thì sẽ phải trải qua các bước nghiệm th công trình. Việc nghiệm thu này có thể được thực hiện như nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu từng giai đoạn thi công hay nghiệm thu khi hoàn thành công trình. Trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng thuộc về chủ đầu tư của công trình xây dựng. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết thì chủ đầu tư có thể quy định về việc nghiệm thu đối với các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình xây dựng.
Việc nghiệm thu công việc xây dựng được quy định tại Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
– Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
– Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
– Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
Tùy tình hình thực tế mà chủ đầu tư tổ chức thực hiện các nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng theo quy định. Cụ thể như sau:
– Thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống giàn giáo, hệ thống chống đỡ tạm và các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động trong công trình xây dựng.
– Thực hiện kiểm tra tình trạng hiện tại của đối tượng nghiệm thu.
– Thực hiện kiểm tra các kết quả đo lường, thử nghiệm để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, kết cấu công trình, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị,…
– Thực hiện đối chiếu và so sánh giữa thiết kế đã được duyệt, các tiêu chuẩn trong xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất với những kết quả sau khi kiểm tra.
– Thực hiện đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng và lập bản vẽ hoàn công đối với từng công việc xây dựng. Cho phép chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.
– Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 45 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020 số 62/2020/QH14 bao gồm:
+ Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này;
+ Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
+ Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản này.
– Thẩm quyền kiểm tra:
+ Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
+ Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng là văn bản được lập ra khi các bên chủ thể thực hiện hoạt động nghiệm thu công việc xây dựng lập ra để ghi nhận lại các nội dung về việc nghiệm thu côgn trình đó, ghi nhận lại những đánh giá nghiệm thu công trình. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng sẽ được lập riêng đối với từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình.
Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng tại đây nhé:
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Tên công việc được nghiệm thu;
– Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
– Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
– Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
– Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
– Phụ lục kèm theo (nếu có).
Hướng dẫn viết Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Để soạn thảo một mẫu biên bản nghiệm thu công việc xây dựng hoàn chỉnh, quý khách có thể soạn thảo theo nội dung hướng dẫn như sau:
– Tên loại mẫu: Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
– Tên công trình cụ thể
– Hạng mục gồm?
– Đối tượng nghiệm thu
-Thành phần nghiệm thu gồm:
+ Đại diện Ban quản lý của dự án gồm: tên người đại diện, chức vụ đảm nhiệm hiện tại
+ Đại diện của nhà thầu thi công gồm: ghi rõ tên nhà thầu, tên của người đại diện, giữ chức vụ/ vị trí nào?
– Thời gian thực hiện việc nghiệm thu là thời gian nào bắt đầu? thời gian kết thúc?
+ Tại công trình nào?
– Nội dung đánh giá công việc xây dựng đã tiến hành thực hiện
+ Về các giấy tờ, tài liệu để làm căn cứ nghiệm thu
Nêu rõ về các loại giấy tờ, tài liệu làm căn cứ
+ Chất lượng của công việc xây dựng: đạt hay không đạt?
+ Ý kiến khác (nếu có)
– Kết luận: Ghi rõ nội dung với bản nghiệm thu này, có đồng ý chấp nhận hay không chấp nhận triển khai công việc tiếp theo. Những thông tin cần được sửa đổi, chỉnh sửa?
Ký và ghi rõ họ tên của bên cán bộ thực hiện giám sát thi công và bên kỹ thuật thi công xây dựng.
Người ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Như đã phân tích ở trên thì khi chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu cong việc xây dựng công trình thì sẽ phải lập biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, mẫu biên bản nghiệm thu này sẽ phải bao gồm các nội dung bắt buộc đã được quy định cụ thể. Ngoài ra thì pháp luật nước ta cũng đã quy định rõ ràng và cụ thể về chủ thể ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng này cho từng trườfng hợp cụ thể.
Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định như sau:
– Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
+ Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
– Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
+ Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
+ Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
– Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:
+ Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu;
+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu.
– Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.
Mời bạn xem thêm
- Tái khám có mất tiền không theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Người ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ tư vấn pháp lý vê bảng giá tách thửa đất… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Nghiệm thu công trình chỉ diễn ra với các công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình, thiết bị, máy móc phù hợp với thiết kế được duyệt, và chắc chắn tuân theo các quy chuẩn về mặt pháp luật.
– Đối với các công trình xây dựng hoàn thành nhưng vẫn còn một số vấn đề về chất lượng nhưng không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng thì vẫn có thể chấp nhận nghiệm thu. Tuy nhiên cần tiến hành một số công việc như sau:
Tiến hành lập bảng thống kê các vấn đề còn sót lại và đưa ra thời gian hạn định thực hiện hoàn thiện để giải quyết các vấn đề đó.
Tất cả các bên liên quan có trách nhiệm giám sát các vấn đề nêu ra ở trên cho đến khi hoàn thành, đôi bên vừa lòng đẹp ý.
Thực hiện việc nghiệm thu lại sau khi nhà thầu thi công xong.
– Nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động cần tuân theo nội quy, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành cùng một số quy định về an toàn, vệ sinh của đơn vị sản xuất. Các biên bản nghiệm thu này là căn cứ thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán sau khi đã hoàn thành công trình. Nếu như chưa lập văn bản nghiệm thu thì sẽ không được quyết toán. Nếu như trong hợp đồng ký kết giữa nhà thầu và chủ đầu tư có ghi rõ việc tạm ứng chi phí thì có thể ứng tiền trước, theo như hợp đồng giao hẹn.
– Đối với các công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng thi công lại hoặc thay đổi máy móc thiết bị thì phải nghiệm thu lại, như vậy mới đúng theo quy định nghiệm thu.
– Đối với công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng sau nghiệm thu có thể chuyển sang nhà thầu khác thi công. Nhưng nhà thầu này phải được tham gia vào biên bản nghiệm thu và xác nhận vào biên bản mới có hiệu lực.
– Đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng không được nghiệm thu cần xem lại lỗi chỗ nào và sửa chữa, xử lý, gia cố thì phải tiến hành nghiệm thu lại theo phương án xử lý kỹ thuật đã được đơn vị thiết kế, CĐT phê duyệt.
Không nghiệm thu hạng mục công trình, bộ phận công trình, công việc xây dựng sau khi yêu cầu sửa chữa, gia cố, xử lý nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu chất lượng, bền vững và yêu cầu sử dụng bình thường của công trình xây dựng, dự án.
Nghiệm thu vật liệu, trang thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn được đưa vào sử dụng trong công trình.
Nghiệm thu từng công việc quá trình xây dựng.
Nghiệm thu theo từng bộ phận công trình, giai đoạn thi công.
Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để bàn giao đưa vào sử dụng.