Người khuyết tật là người được pháp luật tạo điều kiện hơn so với các chủ thể khác; để không cảm thấy tự ti khi tham gia quan hệ xã hội. Tuy nhiên, với những hành vi đòi hỏi kỹ năng, kỹ thuật như khi lái xe; pháp luật có quy định không cho người khuyết tật tham gia để đảm bảo an toàn giao thông hay không. Người khuyết tật có được cấp giấy phép lái xe theo quy định pháp luật? . Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Người khuyết tật bao gồm những người nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010; có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật được định nghĩa như sau:
“1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản như: Người khuyết tật là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất; Người khuyết tật có ở mọi nơi trên thế giới và các quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ người khuyết tật.
Tại Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về Dạng tật và mức độ khuyết tật:
“1. Dạng tật bao gồm:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
Người khuyết tật có được cấp giấy phép lái xe không?
Căn cứ vào Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe“.
Hiện nay, người học lái xe đang thực hiện khám sức khỏe theo Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới ban hành kèm theo Quyết định số 06/VBHN-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2014 Bộ trưởng Bộ Y tế, tại Tiêu chuẩn này chưa có quy định về sức khỏe cho người khuyết tật khi điều khiển xe cơ giới.
Theo như quyết định này thì những NKT (teo cơ chân, cụt ngón tay…); không đủ sức khỏe để thi giấy phép lái xe. Do đó, trên thực tế là chưa có địa phương nào; tổ chức được học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật.
Trường hợp cá nhân đã được cơ sở y tế khám sức khỏe xác định không đủ điều kiện về sức khỏe để điều khiển mô tô thì có thể sử dụng loại xe máy có dung tích xy lanh nhỏ hơn 50cm3 hoặc các loại xe khác không cần phải có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; hoặc sử dụng các phương tiện vận tải công cộng khác như xe buýt.
Kỳ thị người khuyết tật bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật người khuyết tật năm 2010; quy định nghiêm cấm hành vi: Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật; Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ – CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định:
“Điều 9. Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;”
Như vậy, với mỗi cá nhân có hành vi kì thị, phân biệt đối xử với Người khuyết tật thì có thể bị phạt tiền từ 3-5 triệu đống. Mức phạt đối với tổ chức bằng 02 (hai) lần mức tiền phạt đối với cá nhân.
Sinh ra không được bình thường như bao người khác, đây đã là một sự thiệt thòi lớn nhất đối với người khuyết tật. Họ đã phải mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn trong sinh hoạt để hòa nhập với xã hội.
Phương thức nộp phạt khi kỳ thị người khuyết tật
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
+ Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Người khuyết tật có được cấp giấy phép lái xe theo quy định pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Không tuyển dụng người khuyết tật có vi phạm pháp luật không?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
Sử dụng lao động là người khuyết tật, người sử dụng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.
+ Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.