Chào Luật sư, tôi có theo dõi vụ án Tịnh Thất Bông Lai thì thấy rằng thầy Ông nội là người già, với tuổi tác như thế thì thầy Ông nội chịu án như thế nào? Luật sư cho tôi hỏi Người già yếu trong luật hình sự được pháp luật quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Người già yếu trong luật hình sự được pháp luật quy định như thế nào? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Người già yếu trong luật hình sự được pháp luật quy định như thế nào?
Điều 2 Luật người cao tuổi năm 2009 quy định “Người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi 2009 là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.”
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi
1. Người cao tuổi có các quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
b) Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
c) Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
đ) Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
e) Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
h) Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) không quy định cụ thể như thế nào là người cao tuổi mà chỉ đề cập các trường hợp người “già yếu”, “người từ đủ 70 trở lên”, “người từ đủ 75 tuổi trở lên” trong các quy định xử lý trách nhiệm của người cao tuổi phạm tội hình sự hay người cao tuổi là người bị hại.
Trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi
Về tình tiết giảm nhẹ có quy định rõ hơn “Người phạm tội là người đủ 70 tuổi lên” (điểm 0, Khoản 1, Điều 51 – BLHS 2015) được xem xét để giảm nhẹ hình phạt.
Người đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì tòa án có thể xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt (Điều 64, BLHS).
Cụ thể, theo điểm o khoản 1 Điều 51 BLHS, người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
– Được tha tù trước thời hạn có điều kiện:
Theo điểm e khoản 1 Điều 66 BLHS quy định trường hợp người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên được tha tù trước thời hạn có điều kiện như sau:
Thời gian đã chấp hành ít nhất là một phần ba hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn. (Trừ các trường hợp tại khoản 2 Điều 66 BLHS).
– Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người đủ 75 trở lên:
Theo khoản 2, 3 Điều 40 BLHS, không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với người bị kết án là người đủ 75 tuổi trở lên.
– Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự:
Người đủ 70 tuổi trở lên là ông, bà, cha, mẹ của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi che giấu tội phạm, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của BLHS. (Điều 18 BLHS);
Người đủ 70 tuổi trở lên là ông, bà, cha, mẹ của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi Không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của BLHS hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 19 BLHS).
Đối tượng “người già yếu” theo BLHS
BLHS 2015 (sửa đổi 2017) sử dụng thuật ngữ “người già yếu” tại rất nhiều điều, khoản. Đơn cử như:
– Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với người già yếu (khoản 4 Điều 36 BLHS);
– Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm về tội danh hành hạ người khác đối với người già yếu (điểm a khoản 2 Điều 140 BLHS);
– Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm về tội danh cướp giật tài sản đối với người già yếu (điểm g khoản 2 Điều 107 BLHS);…
Như vậy, theo các quy định nêu trên, người đủ 70 tuổi trở lên được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, được tha tù trước thời hạn có điều kiện,… và không bị áp dụng hình phạt tử hình với người đủ 75 tuổi trở lên.
Có thể thấy rằng, khi con người đến một độ tuổi nhất định thì các hoạt động của cơ thể đều bị giảm sút, thiếu năng động. Pháp luật quy định giảm nhẹ hình phạt của người già không phải vì hành vi của họ ít nguy hiểm hơn người trẻ mà chủ yếu xuất phát từ tinh thần nhân đạo. Mặt khác, bắt một người già chịu một hình phạt nghiêm khắc là không cần thiết nữa. Do đó, những người già, người cao tuổi cần sống vui, sống khỏe, sống có ích, thể hiện là “cây cao bóng cả”, là gương sáng trong gia đình, tích cực dạy dỗ con cháu xây dựng gia đình hạnh phúc, đẩy mạnh các phong trào xây dựng nếp sống văn hóa ở khu cư.
Phạm tội với người cao tuổi chịu trách nhiệm hình sự thế nào?
– Phạm tội với người đủ 70 tuổi trở lên là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
Cụ thể, theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự thì phạm tội với người đủ 70 tuổi trở lên là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
– Phạm tội với người đủ 70 tuổi trở lên là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội Bắt cóc con tin được quy định tại khoản 2 Điều 301 Bộ luật Hình sự.
– Phạm tội với người già yếu là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với các tội sau:
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134);
“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp …” được quy định tại điều 134 BLHS năm 2015
+ Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điêu 137);
“Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
+ Tội hành hạ người khác (Điều 140);
“Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
+ Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157);
“Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
+ Tội cướp tài sản (Điều 168);
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”
+ Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170);
“Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Và những tội danh khác như: Tội cướp giật tài sản (Điều 171); Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185); Tội cưỡng bức lao động (Điều 297); Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 368); Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 370); Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371); Tội dùng nhục hình (Điều 373); Tội bức cung (Điều 374); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377).
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Người già yếu trong luật hình sự được pháp luật quy định như thế nào? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào tại Đắk Lắk
- 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Luật người cao tuổi thì chính sách của nhà nước cho người cao tuổi được quy định như sau:
Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội.
Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo Điều 14, người đề nghị được miễn, giảm tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án thuộc trường hợp quy định tại Điều 12, Điều 13 của Nghị quyết này phải, có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm.
Như vậy, người cao tuổi là đối tượng được miễn nộp tạm ứng án phí, án phí khi có đơn đề nghị miễn nộp tạm ứng án phí, án phí.
BLHS 2015 (sửa đổi 2017) sử dụng thuật ngữ “người già yếu” tại rất nhiều điều, khoản. Đơn cử như:
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với người già yếu (khoản 4 Điều 36 BLHS);
Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm về tội danh hành hạ người khác đối với người già yếu (điểm a khoản 2 Điều 140 BLHS);
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm về tội danh cướp giật tài sản đối với người già yếu (điểm g khoản 2 Điều 107 BLHS);…
Như vậy, theo các quy định nêu trên, người đủ 70 tuổi trở lên được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, được tha tù trước thời hạn có điều kiện,… và không bị áp dụng hình phạt tử hình với người đủ 75 tuổi trở lên.