Trong cuộc sống hiện nay, việc thuê hay mua bán nhà ở đang diễn ra một cách phổ biến. Đặc biệt trong các khu doanh nghiệp hay thành thị thì việc thuê nhà không còn quá xa lạ đối với nhiều người dân. Những vấn đề pháp lý xoay quanh việc cho thuê vẫn còn đang gặp nhiều vướng mắc. Chính vì lý do đó mà trên thực tế thường xảy ra những tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức, cơ quan với nhau. Cùng Luật Sư X tìm hiểu về “Người được ủy quyền cho thuê nhà cần lưu ý những gì?” qua bài viết sau đây
Căn cứ pháp lý
Ủy quyền cho thuê nhà là gì?
Căn cứ Điều 138 BLDS 2015 thì cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
Điểm c Điều 144.1 BLDS 2015 quy định “Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diệ Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Điều 195 BLDS 2015 quy định: “Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật”.
→ Như vậy, trong trường hợp chủ sở hữu căn nhà (tạm gọi là bên A) có ủy quyền cho một người khác (tạm gọi là bên B) được cho thuê ngôi nhà đó thì bên B có quyền thay mặt và nhân danh bên A thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để cho thuê ngôi nhà trên, trong đó có quyền trực tiếp ký vào hợp đồng thuê với tư cách là một chủ thể cho thuê.
Điều 194 BLDS 2015 quy định chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
→ Như vậy, nếu căn cứ theo nội dung ủy quyền mà bên A ủy quyền cho bên B thay mặt mình nhận khoản thu nhập phát sinh từ Hợp đồng cho thuê, đồng thời cho phép bên B sở hữu khoản thu nhập đó thì bên B đương nhiên được hưởng khoản thu nhập do bên A “tặng cho”. Đây là trường hợp thỏa thuận tặng cho tài sản được lồng ghép vào một Hợp đồng ủy quyền cho thuê nhà.
Lưu ý: Việc bên A ủy quyền cho bên B thực hiện việc cho thuê và cho bên V được hưởng khoản thu nhập phát sinh từ việc cho thuê không làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu căn nhà của bên A. Bên A vẫn là chủ sở hữu căn nhà đó.
Người được uỷ quyền cho thuê nhà
Theo quy định Bộ luật dân sự 2005, chủ sở hữu nhà ở là cá nhân thì sẽ được ủy quyền cho cá nhân khác để ký hợp đồng cho thuê nhà.
– Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:
+ Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
+ Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương”.
Quyền của bên được uỷ quyền:
+ Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền;2. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền.
+ Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền”.
Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền:
Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;
+ Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;
+ Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;
+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;
+ Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
+ Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”
Nộp thuế thu nhập cá nhân từ hợp đồng uỷ quyền cho thuê nhà theo uỷ quyền
Căn cứ Công văn 2994/TCT-TNCN của Tổng cục thuế sửa đổi, bổ sung một số bội dung của Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì trong trường hợp trên, với cá nhân cho thuê tài sản thì
- Cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế, hoặc
- Bên thuê tài sản khai và nộp thuế thay nếu trong hợp đồng có thoả thuận bên thuê là người nộp thuế.
Đối với trường hợp trên, do bên A đã ủy quyền cho bên B được cho thuê nhà thuộc sở hữu của bên A, đồng thời có thỏa thuận cho bên B được hưởng khoản thu nhập phát sinh từ Hợp đồng cho thuê nhà nên bên B đã trở thành bên cho thuê và có thu nhập từ việc cho thuê đó theo thoả thuận với bên chủ sở hữu căn nhà.
Căn cứ Điều 2.1 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
→ Như vậy, mặc dù bên A là chủ sở hữu căn nhà cho thuê nhưng giữa bên A và bên B có thỏa thuận cho bên B được hưởng phần thu nhập phát sinh từ Hợp đồng cho thuê nhà thì bên B được coi là bên có thu nhập phát sinh từ việc cho thuê nhà. Do đó bên B là bên phải có trách nhiệm nộp thuế TNCN đối với khoản thu nhập phát sinh từ Hợp đồng cho thuê.
Khuyến nghị:
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến ủy quyền cho thuê nhà. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Người được ủy quyền cho thuê nhà cần lưu ý những gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục chuyển đất ao sang đất sổ đỏ vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn xin thuê đất mới nhất năm 2023
- Quy định pháp luật về giảm tiền sử dụng đất cho thân nhân liệt sỹ?
- Mức giá đền bù khi thu hồi đất không có sổ đỏ tại Việt Nam
Câu hỏi thường gặp
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015.
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.