Xin chào Luật sư. Tôi là Thủy, người hành nghề tự do, do đó nên tôi không hiểu biết cũng như không tìm hiểu, nghiên cứu nhiều về pháp luật. Nên tôi mong Luật sư giải đáp cho tôi về câu hỏi liên quan đến vấn đề sổ đỏ như sau: Người đứng tên sổ đỏ có những quyền gì theo quy định pháp luật? Người đứng tên trên sổ đỏ sẽ có những trường hợp nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Người đứng tên sổ đỏ có quyền gì theo quy định pháp luật?” như sau:
Căn cứ pháp lý
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là tên gọi phổ biến được nhiều người sử dụng để thay thế cho Giấy chứng nhận về quyền sở hữu đất. Sự xuất hiện của cái tên này là vì màu bìa của quyển số có màu đỏ.
Tuy nhiên trên thực tế sổ đỏ chỉ là một tên gọi phổ biến và không có tính hợp pháp. Tùy thuộc vào giai đoạn mà sổ đỏ có tên gọi khác như:
- Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở.
- Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở.
Từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định cái tên chính thức để áp dụng lên sổ đỏ là Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất trên phạm vi của cả nước.
Để được cấp sổ đỏ từ cơ quan nhà nước, người sở hữu về quyền sử dụng đất cần phải chuẩn bị những giấy tờ đầy đủ theo như yêu cầu để nộp thủ tục và hồ sơ cấp quyền sử dụng đất.
Theo đó những giấy tờ gồm:
- Đơn đăng ký theo mẫu 04a/ĐK.
- Chứng từ xác nhận thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và những giấy tờ liên quan tới việc miễn, giảm về nghĩa vụ tài chính.
- Ngoài ra còn phải nộp những giấy tờ khác đi kèm theo quy định của Nghị định 43/2014/NĐ-CP Điều 18 và Điều 100 Bộ Luật Đất đai năm 2013 .
- Nộp giấy chứng minh về quyền sở hữu trong trường hợp nộp hồ sơ đăng ký để cấp giấy quyền sở hữu về tài sản liên quan tới đất.
Người đứng tên sổ đỏ có quyền gì theo quy định pháp luật?
Người đứng tên sổ đỏ do được cấp trước đó, không phân biệt loại đất cấp như cấp sổ đất xen kẹt, đất nông nghiệp, sẽ được sẽ có các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật như sau:
Quyền sử dụng: chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản của mình theo ý chí riêng, chỉ cần không gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Quyền định đoạt: chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu,tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015
Căn cứ điều 190 và 192 Bộ luật dân sự 2015:
Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản có liên quan đến đất( sổ đỏ).
Được hưởng kết quả lao động, kết quả đầu tư từ đất.
Được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
Được hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất
Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có người xâm phạm lợi ích hợp pháp về đất đai.
Được bồi thường khi nhà nước tiến hành thu hồi đất
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và các hành vi vi phạm về đất đai
Căn cứ Luật đất đai 2013
Căn cứ điều 166 Luật đất đai 2013
Người đứng tên sổ đỏ có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất và quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
Căn cứ điều 167 và điều 171 của Luật Đất đai 2013
Ngoài ra, đối với sổ đỏ nhà ở – giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng nhà ở, người đứng tên sổ đỏ còn có các quyền như sau:
Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình
Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác pháp luật không cấm
Được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, đổi, đổi thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở
Sử dụng chung của các công trình tiện ích công cộng ở khu nhà đó
Bảo trì, xây dựng, cải tạo, phá dỡ nhà ở
Được bồi thường khi được nhà nước trưng dụng, thu hồi
Khiếu kiện, khiếu nại khi quyền và lợi ích hợp pháp về nhà ở của mình bị xâm phạm.
Quyền hạn người đứng tên sổ đỏ trong sổ đỏ ghi tên từ 2 người trở lên
Đối với trường hợp 1 mình đứng tên sổ đỏ thì người đứng tên sẽ hưởng đầy đủ các quyền lợi vừa nêu trên, người này có thể toàn quyền định đoạt đối với nhà đất mà không cần thông qua ý kiến, sự đồng ý của bất kỳ ai.
Tuy nhiên, với sổ đỏ đứng tên từ 2 người trở lên, quyền hạn đối với nhà đất sẽ có sự thay đổi.
Trường hợp sổ đỏ đứng tên 2 người là vợ chồng
Đất là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Mặc dù 02 người có quyền như nhau, nhưng khi thực hiện các quyền đối với nhà đất do 2 người đứng tên sổ đỏ buộc phải có chữ ký của người còn lại.
Trường hợp sổ đỏ đứng tên nhiều người
Thứ nhất, nhiều người cùng đứng tên sổ đỏ dưới hình thức được cho/tặng, thừa kế (có văn bản phân chia tỷ lệ thừa hưởng)
Đối với trường hợp này, ngoài các quyền lợi cơ bản dành cho người đứng tên sổ đỏ, cần lưu ý thêm những giới hạn về quyền sau đây:
- Không được tự ý thực hiện các hoạt động tác động đến nhà đất khi chưa có được chữ ký trong hợp đồng thỏa thuận của tất cả những người có tên trên sổ đỏ.
- Hoa lợi sinh ra từ nhà đất sẽ được chia tương ứng với phần trăm nhà đất sở hữu.
- Khi chia tài sản là nhà đất, tùy thuộc vào số liệu được thừa hưởng của từng người mà người đó được hưởng phần tương ứng. Không có quyền xâm phạm, định đoạt phần của người còn lại.
Riêng với hình thức nhiều nhiều cho/tặng, thừa kế kho ghi rõ phần thừa hưởng, thì hoa lợi và phần hưởng đối với nhà đất cả những người có tên trên sổ đỏ sẽ được chia đều, giống nhau.
Thứ hai, nhiều người đứng tên trên sổ đỏ theo hình thức chung tiền mua đất
Ngoài các quyền lợi tác động định đoạt đối với nhà đất giống nhau (phải có sự đồng ý của những người còn lại đứng trên trên sổ đỏ). Thì hoa lợi, phần hưởng đối với nhà đất sẽ được chia theo phần trăm số tiền bỏ ra mua đất so với tổng tiền mua đất ban đầu. Nếu chung 50/50 thì quyền lợi thừa hưởng là giống nhau, còn có chênh lệch thì tính theo phần trăm của người đó.
Có thể bạn quan tâm
- Tặng cho quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo có được không?
- Thủ tục bố mẹ cho đất con gái đã lấy chồng như thế nào?
- Viết tay mẫu giấy cho tặng đất cho con mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người đứng tên sổ đỏ có quyền gì theo quy định pháp luật?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đối với trường hợp nhiều người đứng tên trên sổ đỏ dưới hình thức cho tặng hoặc thừa kế và có đầy đủ văn bản chia tỷ lệ thừa hưởng. Bên cạnh những quyền hạn cơ bản, người thừa hưởng cần lưu ý những giới hạn quyền lợi sau:
Hoa lợi được sinh ra từ đất đai sẽ được phân chia tương ứng cùng phần trăm thừa hưởng nhà đất.
Không được tự ý làm những hoạt động tác động tới nhà đất khi chưa có đầy đủ chữ ký của tất cả người có tên trong sổ đỏ trên hợp đồng thỏa thuận.
Đối với tài sản là nhà đất, khi phân chia sẽ phụ thuộc vào số liệu thừa hưởng để hưởng phần tương ứng với từng người. Không có quyền định đoạt, xâm phạm quyền của người còn lại.
Trường hợp cho tặng hoặc thừa kế không ghi rõ về phần thừa hưởng thì tất cả hoa lợi và phần thừa hưởng nhà đất sẽ được chia đều, giống nhau cho người có tên trong sổ đỏ.
Trong trường hợp cả 2 ly dị thì tài sản đất phải được chia theo tỷ lệ 50/50 và lợi tức sinh ra từ đất và các hoạt động liên quan đến đất đó cũng phải chia theo tỷ lệ 50/50.
Đối với trường hợp này ngoài những quyền lợi tác động và định đoạt giống nhau về nhà đất thì phần hưởng đối với nhà đất và hoa lợi sẽ được chia theo như phần trăm của số tiền bỏ ra để mua đất. Nếu tỷ lệ mua chung là 50/50 thì quyền lợi sẽ giống nhau, nếu có sự chênh thì sẽ tính theo phần trăm của từng người.