Dạo gần đây, có rất nhiều thông tin trên mạng bàn tán về chủ để 14 tỷ của nghệ sĩ Hoài Linh đang đi về đâu? Nhưng tạm bỏ qua vấn đề đó; chỉ sau vài ngày mạng xã hội lại thi nhau truyền tải về hình ảnh trong đó ghi lại về lịch sử giao tiền; nhận tiền của một tài khoản ngân hàng mang tên của Nghệ Sĩ Hoài Linh; đây là một bằng chứng rất rõ để chống lại danh hài này, tuy nhiên. Nhân viên ngân hàng có được phép để lộ thông tin khách hàng; để lộ sao kê giao dịch một cách công khai như thế này không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu trong bài viết này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bảo vệ thông tin khách hàng có phải trách nhiệm về pháp lý?
Bảo vệ thông tin của khách hàng là trách nhiệm bắt buộc. Cụ thể tại Nghị định 117/2018/NĐ-CP Khoản 3 điều 3
Thông tin về tài khoản của khách hàng: Là thông tin định đanh khách hàng và thông tin sau đây: tên tài khoản, số hiệu tài khoản, số dư tài khoản, thông tin liên quan đến giao dịch nộp tiền, rút tiền, chuyển tiền, nhận tiền của khách hàng và các thông tin có liên quan khác.
Và khoản 1 điều 4 của nghị định này quy định: Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Trách nhiệm bảo vệ thông tin khách hàng thuộc về ai?
Câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này là cả 2: Nhân viên ngân hàng và ngân hàng; nếu có một cơ quan có thẩm quyền nào đó muốn có bản sao kê để phục vụ công tác điều tra, thu thập thông tin thì sẽ phải làm việc với ngân hàng chứ không phải cá nhân người nhân viên kia; Mỗi ngân hàng đều sẽ có quy định riêng trong việc giữ bí mật khách hàng; nếu lộ ra sẽ có hình phạt riêng, nặng nhất có thể bị sa thải.
Hình thức xử phạt nhân viên để lộ sao kê giao dịch
Với hành vi trên: Người tiết lộ thông tin đã vi phạm khoản 1 điều 20 Nghị định 88/2019/NĐ-CP cụ thể:
Điều 20. Vi phạm quy định về an toàn, lưu giữ thông tin tín dụng
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không thực hiện quy định, quy trình bảo mật, an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;
Như vậy chỉ với một bức ảnh đăng tải lên mạng, người đăng tải đã phải chịu mức phạt với số tiền không hề nhỏ. Về xử lý phạt tiền thì ta đã rõ; vậy người đăng thông tin của khách hàng có phải đi tù không?
Có một quy định tại bộ luật hình sự như sau: Điều 291. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng
Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin; về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản; hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Nhưng qua chúng tôi nhận thấy thì đến bây giờ người đăng tải không hề có biểu hiện nào về thu lợi bất chính; và số lượng tài khoản bị công khai cũng chỉ là 1 tài khoản; vậy nên người tiết lộ không thể bị xử phạt tù; đây là những gì ta có thể biết thông qua báo chí; tuy nhiên kết quả cuối cùng cho nhân viên MB Bank tiết lộ thông tin khách hàng kia sẽ được phía công an và MB Bank vào cuộc điều tra rõ ràng hơn; và có mức xử phạt hợp lý đối với hành vi nói trên.
Hoài Linh có kiện được ngân hàng không?
Có, vì ngân hàng nào cũng đều phải thực hiện đúng với các quy định của pháp luật; bao gồm bảo mật thông tin khách hàng; theo bộ luật Dân sư 2015 tại điều 419 thì
-Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
-Theo yêu cầu của người có quyền; Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
Nếu để thỏa mãn điều kiện được bồi thường; Hoài Linh sẽ phải chứng minh được tổn thất mà mình gặp phải đối với hành vi vi phạm này.
Từ vụ việc nhân viên ngân hàng để lộ sao kê giao dịch của Hoài Linh; ta đã biết được thêm về quyền bảo mật thông tin khách hàng; và trách nhiệm của ngân hàng với người dùng như thế nào; để được tư vấn pháp luật chuyên nghiệp vui lòng liên hệ Luật sư X qua số điện thoại: 0833.102.102
Có, tội này sẽ được quy vào tội Lạm dụng tín nghiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt tù cao nhấttừ 12 năm đến 20 năm Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền cao nhất từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Hiện chưa có quy định rõ về thời gian phải phân phối số tiền, đây là vấn đề thỏa thuận giữa người tiếp nhận và bên ủng hộ tiền.
Việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích phòng, chống rửa tiền; phòng, chống khủng bố được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền; phòng, chống khủng bố.