Hôn nhân là quan hệ giữa hai người vợ và chồng sau khi đăng ký kết hôn. Do đó, vợ và chồng có nghĩa vụ yêu thương, tôn trọng và đùm bọc lẫn nhau. Bởi gia đình là nền tảng của xã hội; là cái nôi của nhân loại. Ấy vậy, thực tế trong nhiều cuộc hôn nhân cũng có “tiểu tam” xen chân vào. Làm cho 1 trong hai người vợ và chồng có hành vi ngoại tình. Đã có người cho rằng: Người đang có gia đình mà ngoại tình có thể bị xử phạt 3 năm tù. Vậy đây có phải thông tin chính xác hay không? Cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết chính xác thực hư ra sao.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành vi ngoại tình được coi là hành vi chung sống với người khác như vợ; chồng khi đang có vợ; hoặc đang có chồng. Hay nói cách khác là người đang có gia đình mà ngoại tình với người khác.
Chung sống với nhau như vợ chồng là thế nào?
Chung sống như vợ chồng được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
- Chủ thể, là giữa nam với nam, nam với nữ hoặc nữ với nữ.
- Điều kiện, hai cá nhân đã “tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”. Có thể nói, đây là điểm giúp chúng ta phân biệt giữa chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn với trường hợp sống “tạm bợ” với nhau
Người đang có gia đình mà ngoại tình có thể bị xử phạt 3 năm tù
Xử lý hành chính đối với hành vi ngoại tình như thế nào?
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp đang có vợ; hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp người đang có hành vi ngoại tình; mà lại có hành vi khủng bố, đánh đập, bạo lực để ép người vợ; hoặc người chồng của mình ly hôn.
Người đang có gia đình mà ngoại tình có thể bị xử phạt 3 năm tù
Ngoài bị xử phạt hành chính nếu người đang có gia đình mà ngoại tình còn có thể đối mặt với Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Theo điều 182 BLHS 2015 thì người ngoại tình có thể sẽ bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
Thậm chí còn có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
Tuy nhiên, hiện tại, chưa có người nào bị xử lý về tội danh này.
Có lẽ bởi từ thực tế; hầu hết những người đang có gia đình mà ngoại tình vấn đề xảy ra trong lĩnh vực này đều được giải quyết trong yên lặng. Và không phải ai cũng đủ can đảm để tố cáo một người về hành vi này. Bên cạnh đó, lòng tham của con người thì vô đáy, đã có voi lại muốn đòi cả ha bà Tưng thì ai mà chiều được.
Do đó, kiểm soát bản năng con người để giữ lửa cho mái ấm nhỏ tránh những cám dỗ bên ngoài.
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là trái pháp luật?
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là không bị xem là trái pháp luật; (trong trường hợp cả 2 đều đang không là vợ, chồng hợp pháp của một người khác).
Tuy nhiên những đối tượng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng; mà không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật thừa nhận; trừ một số trường hợp ngoại lệ như sau:
Chung sống như vợ chồng trước năm 1987
Nam, nữ chung sống như vợ chồng trước năm 1987; theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP sẽ được công nhận là vợ chồng trước pháp luật; kể từ ngày xác lập mối quan hệ sống chung như vợ chồng. Khi đó, nam nữ được khuyến khích và tạo điều kiện đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, còn trường hợp sống chung như vợ chồng sẽ được pháp luật thừa nhận là vợ chồng sau:
Nam và nữ chung sống như vợ chồng không kết hôn từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001:
Nam nữ sống chung với nhau trong trường hợp này mà đủ điều kiện kết hôn; nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng; thì họ phải có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 đến hết ngày 01/01/2003; (theo điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội).
Sau ngày 01/01/2003 nếu nam nữ chưa đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng.
Mời bạn đọc có thể xem thêm:
Kết hôn trái pháp luật là gì?
Căn cứ vào Điều 3, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì kết hôn trái pháp luật bao gồm các trường hợp; như sau:
“6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”
Hay tại Điều 8. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Theo đó, nếu có sự vi phạm một trong những khoản thuộc Điều 8 trên thì được coi là kết hôn trái pháp luật.
Kết hôn trái pháp lau bị xử lý như thế nào?
Điều 11. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật như sau:
“1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Thông tin liên hệ Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin về dịch vụ pháp lý. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Hy vọng bài vết “Người đang có gia đình mà ngoại tình có thể bị xử phạt 3 năm tù”; sẽ hữu ích với bạn đọc.
Nếu còn thắc mắc hoặc muốn sử dụng các dịch vụ pháp lý của chúng tôi; hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định của pháp luật hiện hành nếu bạn từ đủ 16 tuổi trở lên; quan hệ thuận tình. Thì sẽ không bị xử phạt hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc người đang có gia đình mà ngoại tình mà để có con với người khác thì người đó phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đứa bé bằng cách sống chung hoặc cấp dưỡng cho bé nếu không chung sống với nhau.
Câu trả lời là có. Bởi pháp luật Việt Nam chỉ quy định tuổi tối thiểu được kết hôn là nữ từ đủ 18 còn nam từ đủ 20 tuổi trở lên. Theo đó, pháp luật không quy định tuổi tối đa được kết hôn. Do đó, chỉ cần bạn đủ điều kiện để kết hôn thì bạn sẽ được kết hôn theo quy định của pháp luật.