Khoảng 12h30 ngày 31/07, đối tượng Ngô Văn Quốc (SN 1984, trú tại thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) sử dụng súng AK bất ngờ xông vào hai tiệm vàng Hoàng Đức và Thái Lợi (tại khu vực chợ Đông Ba, đường Trần Hưng Đạo), nổ súng chỉ thiên uy hiếp chủ tiệm vàng rồi cướp vàng; sau đó đối tượng đem số vàng này vứt ra phía vỉa hè rồi đi bộ đến khu vực Câu Gia Hội. Sau đó, nhiều người dân đã nhặt số vàng mà đối tượng vút ra và bỏ đi. Vậy, Người dân nhặt vàng trong vụ cướp tiệm vàng ở chợ Đông Ba không trả lại có bị phạt không? Hãy theo dõi bài dưới đây để nắm rõ hơn nhé.
Căn cứ pháp lý
Công an đề nghị người dân trả lại tài sản vụ cướp tiệm vàng ở chợ Đông Ba
Theo thông tin ban đầu, khoảng 13h chiều 31/07, một người đàn ông đã đi đến khu vực tiệm vàng trước chợ Đông Ba, TP. Huế. Theo đó, người này đã cầm súng AK xông vào một tiệm vàng có biển Hoàng Đức và bắn nhiều phát đạn vào các tủ kính trưng rồi lấy vàng chạy ra ngoài đường.
Tại hiện trường, có rất nhiều những mảnh kính vỡ tung tóe, tủ kính có nhiều lỗ đạn. Sau đó, nghi phạm đã chạy đến tiệm vàng Thái Lợi, cách đó 20 mét để cướp vàng rồi tiếp tục vứt ra ngoài đường. Sau đó, người đàn ông này chạy về hướng cầu Gia Hội và cố thủ ở nhà Lục Giác.
Khi đối tượng có hành động cướp tiệm vàng sau đó ném vàng ra đường, đã có nhiều người dân dừng xe, chạy ra đường nhặt vàng.
Ngày 31/07, nguồn tin từ Công an TP. Huế, đơn vị vừa có thông báo đề nghị người dân trả lại tài sản (vàng) do đối tượng Ngô Văn Quốc sử dụng súng đe dọa, lấy tại tiệm vàng Hoàng Đức (chợ Đông Ba), sau đó ném ra đường.
Theo Công an TP. Huế, việc yêu cầu người dân trả lại tài sản là để phục vụ quá trình điều tra, trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Nếu không trả lại sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về tội “Chiếm giữ tài sản trái phép“.
Sau khi Công an TP Huế đăng thông báo, nhiều người dân đã đem vàng trả lại cho cơ quan điều tra. Theo thống kê ban đầu của công an, tiệm vàng Hoàng Đức bị cướp 2 khay vàng, tiệm vàng Thái Lợi bị cướp 4 khay. Số lượng cụ thể đang xác định.
Người dân nhặt vàng trong vụ cướp tiệm vàng ở chợ Đông Ba không trả lại có bị phạt không?
Công an TP Huế vừa phát đi thông báo đề nghị người dân nhặt được vàng có liên quan đến vụ cướp bằng súng tại chợ Đông Ba phải giao nộp cho cơ quan công an. Việc này nhằm phục vụ hoạt động điều tra của cơ quan công an, cũng như hoàn trả cho bị hại sau khi quá trình hoàn tất.
“Những trường hợp không trả lại tài sản liên quan đến vụ việc sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Công an TP Huế nhấn mạnh.
Một số người biết đây là số vàng do tên cướp lấy của các tiệm vàng đã mang đến trả lại. Tuy nhiên, một số người dân có thể nghĩ rằng do vàng của ai đó bị rơi nên đã nhặt rồi bỏ đi.
Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.“
Theo đó, chiếm giữ trái phép tài sản, được hiểu là hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.
Cụ thể hình thức thể hiện của hành vi chiếm giữ trái phép tài sản như sau:
- Không trả lại tài sản được giao nhầm cho chủ sở hữu tài sản, người quản lý hợp pháp tài sản đó mà chiếm hữu, sử dụng hoặc đã định đoạt về tài sản đó.
- Không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản mà mình tìm được, bắt được… mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc đã định đoạt về tài sản đó. Cơ quan có trách nhiệm ở đây là công an hoặc chính quyền địa phương, nơi mà tài sản được tìm thấy, bắt được. Được xem là không trả lại hoặc không giao nộp khi mà người phạm tội đã quyết định định đoạt về tài sản đó (ví dụ như bán, tiêu dùng, tẩu tán hoặc thực hiện các hành vi khác làm mất khả năng trả lại hoặc giao nộp) hoặc từ chối việc trả lại, giao nộp.
Như vậy, Người dân nhặt vàng trong vụ cướp tiệm vàng ở chợ Đông Ba không trả lại có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Tiêu thụ tài sản ăn cướp có bị phạt không?
Phạt hành chính với hành vi tiêu thụ tài sản trộm cướp
Nếu người trộm cướp thực hiện lần đầu và tài sản trộm cướp giá trị dưới 02 triệu đồng thì người tiêu thụ tài sản trộm cướp bị phạt hành chính.
Mức phạt hành chính với hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp được quy định tại theo Điểm đ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
“Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có thì bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng”
Tiêu thụ tài sản ăn cướp bị phạt tù khi nào?
“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.“
Tóm lại, hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có thể bị phạt hành chính đến 05 triệu đồng, phạt tù đến 15 năm khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phạt thế nào khi chiếm nhà người khác trái phép?
- Lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác là phạm tội gì?
- Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Người dân nhặt vàng trong vụ cướp tiệm vàng ở chợ Đông Ba không trả lại có bị phạt không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, trích lục bản án ly hôn, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,.. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tội chiếm giữ trái phép tài sản thể hiện bởi một trong các hành vi: cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại.
Thời điểm hoàn thành tội phạm tính từ lúc sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm (như sở Văn hóa thông tin, Viện Bảo tàng…) yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật mà người chiếm hữu tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa vẫn cố tình không trả lại.
Chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này có hai khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.