Xin chào Luật sư X. Tôi biết rằng khi diễn ra một phiên tòa cần phải đáp ứng đúng các quy định của pháp luật. Vậy khi nào phiên tòa xét xử công khai? Khi nào phiên tòa xét xử kín và người dân đi xem Tòa xử án có được phát biểu không? Hi vọng Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Xét xử công khai là gì?
Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động Tòa án. Xét xử công khai nhằm bảo đảm sự giám sát của người dân đem lại sự công bằng, công luận trong hoạt động xét xử của tòa án. Bên cạnh đó, còn giúp tăng cường trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền xét xử trước pháp luật, trước người dân.
Nguyên tắc xét xử công khai chỉ áp dụng khi nào?
Nguyên tắc xét xử công khai chỉ được áp dụng đối với thủ tục xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm, không áp dụng đối với thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
Việc quyết định xét xử công khai hay xét xử kín là do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cân nhắc dựa vào nội dung vụ án và yêu cầu của đương sự mà đưa ra quyết định.
Đối với những trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể tiến hành xét xử kín, không nhất thiết xét xử công khai.
Xét xử kín được hiểu là như thế nào?
Xét xử kín là không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa như trường hợp xét xử công khai nhưng phải tuyên án công khai.
Trong phiên tòa xét xử kín thì chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết.
Còn lại sẽ không có một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo hay những người thân của bị cáo, đương sự.
Xét xử kín được áp dụng trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định của Hiến pháp và Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự thì xét xử kín sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau.
– Trong trường hợp Tòa án xét thấy cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Các vụ án điển hình cho trường hợp xét xử kín này xuất phát từ các vụ án liên quan đến làm sai quy định nhà nước gây thất thoát ngân sách, tham nhũng… vì nó liên quan đến việc giữ bí mật nhà nước.
– Xét thấy phải bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi. Các vụ án điển hình thường là các vụ án về hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, dâm ô,…Bởi vì những vụ án này thường ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân trong giai đoạn chưa phát triển về tinh thần.
– Xuất phát từ quyền giữ kín bí mật đời tư của chính đương sự. Trong một số trường hợp, yêu cầu được xét xử kín cũng là căn cứ để Tòa xét xử kín vụ án.
Nếu vụ án thuộc một trong các trường hợp được xét xử kín nêu trên thì đương sự có quyền gửi đơn đến tòa án xét xử vụ án đó để yêu cầu xử kín. Trên cơ sở yêu cầu của đương sự thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định và khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa sẽ ghi rõ hình thức xét xử là công khai hoặc xử kín.
Từ những phân tích trên có thể thấy được rằng trong một số trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Người dân đi xem Tòa xử án có được phát biểu không?
Căn cứ Khoản 9 Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu.
Như vậy, người dân nếu khi xem Tòa xét xử vẫn được phát biểu trong trường hợp Hội đồng xét xử đồng ý.
Khi xét xử người dưới 18 tuổi Thẩm phán có mặc áo choàng không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên thì:
– Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng);
Độ tuổi dưới 18 là độ tuổi mà về cả tâm sinh lý cũng như thể chất và nhận thức đều chưa phát triển toàn diện. Những hạn chế về kinh nghiệm sống, về trình độ văn hóa cũng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc nhóm tuổi này có nhiều hành vi tội phạm.
Đối với độ tuổi này, theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.”
Trong khi đó, chiếc áo choàng của Thẩm phán không những thể hiện sự uy nghiêm của Thẩm phán mà còn thể hiện không khí trang trọng, nghiêm túc của buổi xét xử.
Bởi những lẽ đó, khi phiên tòa có sự tham gia của bị cáo dưới 18 tuổi thì Tòa án phải tạo một không khí thân thiện nhất để buổi xử án diễn ra hiệu quả nhất. Và quy định “khi xét xử người dưới 18 tuổi Thẩm phán không mặc áo choàng” là một trong số đó.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mới 19 tuổi thì có thể bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự hay không?
- Tòa án nơi tạm trú có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn không?
- Ở trại giam vợ được gặp chồng trong bao lâu?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người dân đi xem Tòa xử án có được phát biểu không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục tặng cho nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Hiến pháp 2013; Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự 2015; thì Tòa án sẽ xét xử kín theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Do đó nếu muốn xét xử kín; đương sự có thể làm đơn đề nghị lên Tòa án về lý do xét xử kín. Tòa án sẽ xem xét và đưa ra quyết định có xét xử kín không theo quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Phần tuyên án công khai này sẽ chỉ nêu họ tên các bị cáo, tội danh bị kết án và mức hình phạt cụ thể đối với từng bị cáo.
Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết. Còn lại, không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo hay người thân của bị cáo, đương sự.