Nhu cầu về nhà ở, cũng như nhu cầu xây dựng nhà ở; là một trong những nhu cầu chính đáng của con người. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà ở cần phải phù hợp với quy hoạch; cũng như định hướng phát triển kinh tế; để tránh những những tranh chấp và rủi ro có thể xảy ra. Trong đó, một trong những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm khi xây dựng; nhà đó là liệu Người dân có được phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp không ? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Luật Sư X; tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Người dân có được phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp không ?
Đất nông nghiệp là một trong những nhóm đất được quy định tại điều 10 luật đất đai 2013. Theo đó, nhóm đất nông nghiệp, hầu hết chỉ được sử dụng vào; các mục đích như trồng chọt, chăn nuôi là chủ yếu. Tuy nhiên, hiện nay thực tế có không ít; trường hợp người dân tự ý xây dựng nhà để ở trên đất nông nghiệp, vậy việc này có đúng ?
Theo đó, tại điều 6 Luật đất đai 2013 đã có quy định về các nguyên tắc sử dụng đất; thì việc sử dụng đất phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng; của người sử dụng đất xung quanh
- Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất; theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như đã trình bày, thì đất nông nghiệp, là loại đất chỉ được sử dụng vào mục đích cho chăn nuôi; và trồng trọt. Việc người dân tự ý xay dựng nhà ở trên đất nông nghiệp; đã đi ngược lại với nguyên tắc sử dụng đất của nhà nước, cũng như mục đích sử dụng đất. Vì vậy, đây là một hành vi trái pháp luật. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà, việc xử lý hành vi này; có thể bị xử phạt ở nhiều mức độ khác nhau.
Tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, bị xử lý thế nào ?
Việc người dân tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp; sẽ làm phá vỡ quy hoạch sử dụng đất của nhà nước, đồng thời, mang đến rất nhiều; các rủi ro pháp lý không đáng có, trong quá trình sử dụng đất. Chính vì vậy, khi vi phạm các quy định này; người dân có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt hành chính, đồng thời cưỡng chế phá bỏ công trình xây dựng.
Theo đó tại Điều 9, 10, 11 và Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP; khi sử dụng đất sai mục đích, cụ thể trong trường hợp này là xây dựng nhà ở trên đất Nông nghiệp; mà không chuyển mục đích sử dụng đất thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Tùy thuộc vào khu vực khac nhau mà mức xử phạt là khác nhau cụ thể như sau:
Tại khu vực nông thôn
- Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái; phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 8.000.000 – 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép; từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 15.000.000 – 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép; từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép; từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 50.000.000 – 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép; từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
- Phạt tiền từ 100.000.000 – 200.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Tại khu vực đô thị
Hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt đối với khu vực nông thôn
Ngoài ra, nếu xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trái phép thì bắt buộc phải tháo dỡ, nếu không tự nguyện phá dỡ sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ.
Làm thế nào để xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp hợp pháp
Việc người dân tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, người dân vẫn có thể tiến hành việc xây dựng nhà trên đất nông nghiệp khi đáp ứng được các điều kiện về chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, cũng như kế hoạch sử dụng đất để ra quyết định có công nhận việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không.
Để tiến hành việc chuyển mục đích sử dụng đất, thì người dân cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn hồ sơ
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; quy định hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng; sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng đất nhằm xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 59 Luật đất đai 2013; quy định ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Điều 59. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở; nếu có đủ 02 điều kiện quy định tại Điều 52 luật đất đai 2013.
Bước 4: Trả kết quả
Thời gian thực hiện: Không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ. Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở; thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp được công nhận việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thì người dân có thể tiến hành xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trước đó.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Người dân có được phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp không ? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT; quy định trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép bao gồm:
+ Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác…;
+ Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
+ Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;…
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 59 Luật đất đai 2013; quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013; quy định chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.