Xin chào Luật sư. Tôi có thắc mắc về quy định pháp luật trong việc sử dụng hộ chiếu, mong được luật sư tư vấn giúp. Cụ thể là tôi có làm hộ chiếu, hộ chiếu này vẫn còn hạn sử dụng, nay do thiếu tiền nên tôi muốn cầm cố hộ chiếu này để có tiền sinh hoạt. Tôi thắc mắc rằng pháp luật quy định người dân có được mang hộ chiếu đi cầm cố không? Nếu trong trường hợp pháp luật không cho phép nhưng vẫn thực hiện cầm cố thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về hộ chiếu như thế nào?
Hộ chiếu là một giấy thông hành đảm bảo việc di chuyển của cá nhân, thường do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp cho công dân của quốc gia họ, xác nhận danh tính: tên, tuổi và địa chỉ…và quốc tịch của người giữ hộ chiếu chủ yếu cho mục đích đi lại quốc tế. Hộ chiếu tiêu chuẩn có thể chứa thông tin như tên, nơi ở và ngày sinh, ảnh, chữ ký và các thông tin nhận dạng có liên quan khác của người sở hữu hộ chiếu. Điều này giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm soát kiểm tra danh tính họ dễ dàng thuận tiện nhất. Nhiều đất nước đã bắt đầu phát hành hoặc có kế hoạch phát hành hộ chiếu sinh trắc học có chứa vi mạch nhúng, khiến chúng có thể đọc được bằng máy và khó làm giả hơn.
Năm 2023 người dân có được mang hộ chiếu đi cầm cố không?
Tại Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
2. Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
…
Tại Khoản 1 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về giấy tờ xuất nhập cảnh như sau:
1. Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
a) Hộ chiếu ngoại giao;
b) Hộ chiếu công vụ;
c) Hộ chiếu phổ thông;
d) Giấy thông hành.
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì hộ chiếu được xem là giấy tờ xuất nhập cảnh. Chính vì vậy không được cầm cố hộ chiếu phổ thông.
Cá nhân mang hộ chiếu đi cầm cố sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Điểm c Khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
Tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ vào các quy định trên, với hành vi cầm cố hộ chiếu thì cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Các trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu
Theo Điều 27 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hộ chiếu sẽ bị thu hồi, hủy giá trị sử dụng trong 04 trường hợp sau:
– Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất
– Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
– Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn thời hạn đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng.
– Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đã cấp cho người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Năm 2023 người dân có được mang hộ chiếu đi cầm cố không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như thành lập công ty Bắc Giang. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Tất cả công dân Việt Nam hiện đang sử dụng CMND; hoặc Thẻ căn cước công dân đều có thể thực hiện việc xin cấp hộ chiếu online. Trừ trường hợp người đã thành niên đề nghị cấp chung hộ chiếu có người dưới 14 tuổi đi kèm.
Là hộ chiếu dành cho các quan chức lãnh đạo. Loại này có thể đi đến bất kì nước nào; có giá trị sử dụng trong vòng 5 năm (thường là một nhiệm kỳ). Hộ chiếu công vụ có màu xanh ngọc bích. Người sở hữu hộ chiếu công vụ có quyền ưu tiên đi cổng đặc biệt khi nhập cảnh; hưởng quyền lợi ưu tiên miễn visa theo quy định của nước bạn.
Đây là loại hộ chiếu dành cho các quan chức ngoại giao của chính phủ. Loại này cũng có giá trị sử dụng trong vòng 5 năm. Có quyền đi tất cả các nước và đặc biệt là miễn visa theo quy định của nước đến. Loại này có màu đỏ.