Dưới 18 tuổi là một độ tuổi chưa nhận thức được đầy đủ được tính chất nguy hiểm của xã hội. Ngày nay, do nhiều yếu tố điều kiện xã hội, gia đình tác động dẫn tới người dưới 18 tuổi phạm tội khá nhiều. Nhà nước cũng có những chế tài xử lý đối với người dưới 18 tuổi. Vậy người dưới 18 tuổi phạm tội thì người đại diện sẽ được pháp luật chỉ định hay như thế nào? Đây là một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017
- Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH
Người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH, người đại diện của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi được quy định như sau:
“Các cụm từ được sử dụng trong Thông tư liên tịch
Trong Thông tư liên tịch này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
1.Người đại diện của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và có đủ điều kiện làm người đại diện theo quy định tại các điều 134, 135 và 136 Bộ luật Dân sự.
Người đại diện của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi được xác định theo thứ tự sau đây:
a) Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi;
b) Người giám hộ;
c) Người do Tòa án chỉ định.”
Theo đó, người đại diện của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi có thể do Tòa án chỉ định, trong trường hợp người dưới 18 không có cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, người giám hộ.
Lúc này, Tòa án có thể chỉ định một người đủ điều kiện để trở thành người đại diện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tòa án có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp trong việc chỉ định người đại diện cho người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi không?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH, quá trình phối hợp trong việc cử người để tham gia tố tụng được quy định cụ thể như sau:
“Phối hợp trong việc cử người để tham gia tố tụng
1.Khi tiến hành các hoạt động tố tụng đối với người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức sau đây cử người giám hộ, người đại diện, người thực hiện trợ giúp pháp lý, người bào chữa, Bào chữa viên nhân dân để tham gia tố tụng:
a) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi cư trú cử người giám hộ nếu họ không có người giám hộ đương nhiên;
b) Yêu cầu Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Bảo vệ quyền trẻ em, cơ quan, tổ chức có liên quan nơi bắt giữ, nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi có thẩm quyền điều tra cử người đại diện cho người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi trong trường hợp họ không có nơi cư trú rõ ràng, không xác định được lý lịch hoặc có người đại diện nhưng họ cố ý vắng mặt hoặc từ chối tham gia tố tụng;
c) Yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi nếu họ là người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng;
d) Yêu cầu hoặc đề nghị Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức là thành viên của Mặt trận cử Bào chữa viên nhân dân cho người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự.
…”
Căn cứ quy định tại điểm a nêu trên, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là Tòa án có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi cư trú cử người giám hộ nếu họ không có người giám hộ đương nhiên.
Trường hợp chỉ định người đại diện, Tòa án cần gửi văn bản yêu cầu đến Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Bảo vệ quyền trẻ em, cơ quan, tổ chức có liên quan nơi bắt giữ, nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi có thẩm quyền điều tra.
Điều kiện tiến hành là khi người dưới 18 tuổi không có nơi cư trú rõ ràng, không xác định được lý lịch hoặc có người đại diện nhưng họ cố ý vắng mặt hoặc từ chối tham gia tố tụng.
Người đại diện của người dưới 18 tuổi có quyền được thông báo trước khi người dưới 18 tuổi bị lấy lời khai hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH, việc thông báo về hoạt động tố tụng liên quan đến người dưới 18 tuổi được quy định cụ thể như sau:
“Thông báo về hoạt động tố tụng
1.Trước khi lấy lời khai, hỏi cung người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước trong thời gian hợp lý cho người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ biết về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung để những người này tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Việc thông báo cho gia đình của người dưới 18 tuổi bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Tố tụng hình sự; việc thông báo cho người đại diện của người dưới 18 tuổi trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 419 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Việc thông báo các hoạt động tố tụng khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
…
3.Người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi khi nhận được thông báo phải thông tin kịp thời về việc có mặt và tham gia tố tụng của họ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng biết.”
Từ quy định trên, có thể thấy, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước cho người đại diện của người dưới 18 tuổi trong một khoảng thời gian hợp lý về việc lấy lời khai, hỏi cung đối với người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.
Mục đích của việc thông báo là để cho người đại diện của người dưới 18 tuổi biết về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung để có thể tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, người đại diện của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi cần thông báo kịp thời cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng biết về việc có mặt và tham gia tố tụng của họ.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ thành lập cty. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng như thế nào?
- Các trường hợp được trợ giúp pháp lý miễn phí là ai?
- Đất sản xuất kinh doanh có được xây khách sạn
- Đổi sổ đỏ sang sổ hồng có mất phí không?
Câu hỏi thường gặp
Các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc đại diện theo luật cho con chưa thành niên được quy định trong các văn bản luật chủ yếu là các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Theo Luật hôn nhân và gia đình, trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con, thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên.
– Giám hộ đối với người chưa thành niên là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên (BLDS Ðiều 58 khoản 1).
– Nhóm bắt buộc phải có người giám hộ gồm:
+ Người mất năng lực hành vi dân sự;+ Người dưới 15 tuổi không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ;
+ Người dưới 15 tuổi mà cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ.
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.