Trong các giao dịch dân sự không phải trường hợp nào các cá nhân cũng có thể tự mình thực hiện. Rất nhiều các giao dịch dân sự cần được thực hiện thông qua cá nhân khác, hành vi này được gọi là đại diện. Người được uỷ quyền thực hiện các hành vi thuộc quyền của chủ thể khác được gọi là người đại diện. Vậy người đại diện theo pháp luật là gì? Người đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết “Người đại diện theo pháp luật của cá nhân” dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Người đại diện theo pháp luật là gì?
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017):
Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Không chỉ cá nhân, mà pháp nhân (công ty, tổ chức xã hội …) hoặc chủ thể khác đều có quyền và có thể xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự (như mua bán hàng hóa, ký hợp đồng cho thuê nhà…) thông qua người đại diện của mình.
Tuy nhiên, cá nhân không được để người khác đại diện cho mình trong trường hợp mà pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
Thông thường, đây là những giao dịch liên quan đến quyền nhân thân – vốn có đặc tính không thể chuyển giao cho người khác được.
Ví dụ: một người chồng không thể ủy quyền cho một người khác đại diện để “làm chồng” đối với người vợ của mình!
Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện (xác lập) các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính,… (như ký hợp đồng, tham dự phiên tòa…).
Người đại diện theo pháp luật của cá nhân là những ai?
Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015:
- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
- Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
- Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo quy định nêu trên.
- Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật là người được Tòa án chỉ định.
Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện theo pháp luật
Hiện nay, theo Bộ luật dân sự 2015, hậu quả pháp lý của hành vi đại diện bao gồm như sau:
- Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
- Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
- Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.
Theo đó, quy định cụ thể, người được đại diện chỉ có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập với người thứ ba nếu giao dịch này phù hợp với phạm vi đại diện.
Đồng thời, nếu người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.
Thời hạn đại diện theo pháp luật
Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định thì được xác định như sau:
- Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó.
- Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 1 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
Người đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục
- Người được đại diện là cá nhân chết
- Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại
- Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan
Phạm vi đại diện theo pháp luật
Phạm vi đại diện là giới hạn quyền, nghĩa vụ.
Theo đó, người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba.
Theo quy định tại điều 141 Phạm vi đại diện của Bộ luật Dân sự 2015 có các quy định như sau:
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Như vậy, pháp luật cho phép người đại diện có quyền chủ động tối đa trong việc lựa chọn, xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến người được đại diện nhưng phải xuất phát từ lợi ích của người được đại diện.
Trong trường hợp đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, chính vì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng nên người đại diện chỉ đóng vai trò giám sát, đồng ý hay không đồng ý cho xác lập giao dịch dân sự.
Khi thực hiện hành vi đại diện, người đại diện phải thông báo cho người thứ 3 biết là xác lập thực hiện giao dịch dân sự với tư cách là người đại diện.
Người đại diện không được thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ 3 mà mình cũng là đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Vì trong trương hợp này có thể gây thiệt hại đến lợi ích của người được đại diện.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục trả con dấu của văn phòng đại diện như thế nào?
- Thủ tục mở văn phòng đại diện tại nước ngoài năm 2023
- Ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân nước ngoài từ xa được không?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Người đại diện theo pháp luật của cá nhân” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đăng ký trích lục khai sinh trực tuyến. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục
Người được đại diện là cá nhân chết
Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại
Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan