Trong cuộc sống,có không ít các tình huống trớ trêu xảy ra với mỗi người. Có những người gặp phải những kẻ xấu và bị dọa giết để chiếm đoạt tài sản, hay bị dọa giết bởi các tổ chức cho vay nặng lãi,… Đe dọa giết người là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, người có hành vi đe dọa giết người bị xử lý như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý luật hình sự của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Thế nào là hành vi đe dọa giết người?
Đe dọa giết người được hiểu là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho người bị đe dọa biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm (tức sẽ bị giết chết).
Người bị coi là phạm tội đe dọa giết người là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa; với những hình thức khác nhau qua điện thoại, thư từ…hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể; gián tiếp thể hiện sự đe dọa như đi tìm công cụ, phương tiện…
Cấu thành hành vi đe dọa giết người khi nào?
Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm; khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lý như vậy hay không; cần phải dựa vào những tình tiết sau: Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
Hành vi đe dọa giết người sẽ không cấu thành tội này khi hành vi đó cùng với những mục đích nhất định cấu thành tội khác.
Người có hành vi đe dọa giết người bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điều 133 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì tội đe dọa giết người có thể bị xử lý như sau:
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Tóm lại
Tội phạm này xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Tội đe dọa giết người được coi là tội phạm ít nghiêm trọng; do đó khung hình phạt cơ bản của tội này có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm.
Đối với trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết tăng nặng: Đe dọa giết nhiều người; đe dọa giết người thi hành công vụ; hoặc vì lý do công vụ của họ; đe dọa giết trẻ em; đe dọa giết người để che giấu; hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội khác thì bị coi là tội phạm nghiêm trọng, bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Hy vọng thông tin hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự.
Người chưa thành niên phạm tội này có thể được miễn trách nhiệm hình sự đối với tội này; nếu gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Hồ sơ khởi kiện khi bị đe dọa về tính mạng phải là văn bản tiếng Việt, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.
– Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)
– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)
– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).
– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện của các đương sự và người có liên quan khác (giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động; quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng)).
– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Đe dọa giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản bị xử lý theo khung hình phạt của tội cướp tài sản: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được; nhằm chiếm đoạt tài sản” với khung hình phạt từ 03 năm tù đến chung thân.