Ẩn chứa sau mỗi tác phẩm âm nhạc, một cuốn tiểu thuyết hay một bộ phim là bao công sức; cố gắng của những người sáng tạo ra chúng; hay còn gọi là những tác giả. Tại Việt Nam mỗi năm có rất nhiều tác phẩm mới được ra đời; trong đó có một lượng lớn tác phẩm được sáng tạo bởi những tác giả trẻ; những người chưa đủ 18. Tuy nhiên, có một thực tế là tình trạng các tác phẩm tại Việt Nam; do không trú trọng trong vấn đề đăng ký bảo hộ, nên thường rất dễ bị xâm phạm bản quyền. Bởi vậy, để bảo vệ cho tác phẩm của mình thì việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả; cho tác phẩm của mình là cần thiết. Một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm; vậy Người chưa đủ 18 có đăng ký bảo hộ quyền tác giả được không ? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định pháp luật qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP
- Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL
Quyền tác giả là gì ?
Tại khoản 2 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 định nghĩa về quyền tác giả như sau:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo đó, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo; và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức; phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Mặc dù quyền tác giả là quyền được bảo hộ, ngay từ khi tác phẩm sinh ra và không phân biệt về nội dung cũng như việc đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tuy nhiên, khi một tác phẩm bị xâm phạm quyền tác giả, thì thực tế nếu không thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả; thì tác giả rất khó để chứng minh, đó là sản phẩm do mình sáng tạo ra. Từ đó, thì người sáng tạo ra tác phẩm cũng mất đi các quyền đối với tác phẩm của mình.
Người chưa đủ 18 có đăng ký bảo hộ quyền tác giả được không ?
Để trả lời cho câu hỏi, người chưa đủ 18 có đăng ký bảo hộ quyền tác giả được không; thì chúng ta cần phải đi xem xét về điều kiện để một tác phẩm được bảo hộ là gì? Theo đó, để một tác phẩm được bảo hộ phải đáp ứng các nhóm điều kiện sau:
Điều kiện đối với tác phẩm
- Tác phẩm cần phải có tính sáng tạo: Phải được sáng tạo trực tiếp bởi tác giả; không được sao chép các tác phẩm khác dưới bất cứ hình thức nào;
- Tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Ví dụ như: Tác phẩm điện ảnh thể hiện dưới dạng các thước phim; tác phẩm bài hát thể hiện dưới các trang sáng tác,….
- Thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ theo quy định tại điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm: Tác phẩm âm nhạc, chương trình máy tính; tác phẩm văn học, sách giáo khoa, tác phẩm kiến trúc, điêu khắc…
Có thể bạn quan tâm
- Đối tượng và thời hạn sử dụng trong hợp đồng sử dụng quyền tác giả
- Có được bảo hộ quyền tác giả khi không đăng ký hay không?
Điều kiện đối với tác giả, chủ quyền sở hữu quyền tác giả
- Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu
- Là cá nhân và tổ chức Việt Nam, nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam; trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu ở nước khác.
- Là cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; mà chưa công bố ở bất kỳ nước nào mới có đủ điều kiện đăng ký quyền tác giả.
- Là cá nhân và tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam; theo quy định của điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Từ các điều kiện trên, có thể thấy việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả; thì không phụ thuộc vào độ tuổi của người sáng tạo ra tác phẩm. Vì vậy, có thể nói người chưa đủ 18 tuổi vẫn hoàn toàn có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả; cho tác phẩm của mình khi đáp ứng được các quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục để người chưa đủ 18 có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Người chưa đủ 18 tuổi vẫn hoàn toàn có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm của mình, theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu – Hoặc đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty)Hai mẫu/ bản sao tác phẩm
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp, tác giả ủy quyền đăng ký bảo hộ
- Hai mẫu/ bản sao tác phẩm
Luật sư X sẽ hỗ trợ khách hàng việc chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh; đúng quy định pháp luật khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Nếu bạn đang vướng mắc là không biết chuẩn bị hồ sơ ra sao, như thế nào; chúng tôi sẽ hỗ trợ thông qua dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức; cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký bản quyền; tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội nếu ở khu vực miền Bắc. Trường hợp ở khu vực miền nam hoặc miền trung thì nộp hồ sơ tại văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả; tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng theo các địa chỉ dưới đây:
- Trụ sở tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
- Văn phòng Đại diện tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
- Văn phòng Đại diện tại TP Đà Nẵng: 01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Bước 3: Theo dõi quá trình thẩm định và cấp giấy chứng nhận
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn; cục bản quyền sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu nhận thấy đầy đủ hồ sơ và đáp ứng được các điều kiện đặt ra sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận. Trong trường hợp, hồ sơ còn thiếu sẽ được yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Người chưa đủ 18 có đăng ký bảo hộ quyền tác giả được không ? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Có. Các quyền được pháp luật bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả..
Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19; trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân của mình cho người khác.
Tin tức thời sự thuần túy đưa tin;
– Văn bản quy phạm pháp luật;
– Văn bản hành chính;
– Các văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó;
– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.