Quyền chiếm hữu là một trong những quyền cơ bản và quan trọng của công dân. Quyền chiếm hữu chính là quyền năng tiền đề của quyền sở hữu. Đó chính là khả năng của chủ sở hữu chiếm giữ vật (thực tế) trong phạm vi kiểm soát của mình; làm chủ và chi phối vật đó về phương diện vật chất. Vậy quyền chiếm hữu quy định trong luật được quy định cụ thể như thế nào? Người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Căn cứ pháp lý:
Người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp
Quyền chiếm hữu chính là quyền năng tiền đề của quyền sở hữu. Đó chính là khả năng của chủ sở hữu chiếm giữ vật (thực tế); trong phạm vi kiểm soát của mình, làm chủ và chi phối vật đó về phương diện vật chất. Điều 186 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định; “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”. Đó cũng là quyền làm chủ; kiểm soát và chi phối tài sản theo ý chí của mình và về nguyên tắc là không bị hạn chế; và gián đoạn về thời gian.
Khoản 1 Điều 179 Bộ luật dân sự 2015; có quy định về khái niệm chiếm hữu như sau: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ; chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.”
Như vậy, việc chiếm hữu là hành vi của bất cứ chủ thể nào. Do ghi nhận chiếm hữu là một tình trạng nắm giữ thực tế đối với tài sản; nên bất cứ chủ thể nào cũng có thể là người có quyền chiếm hữu đối với tài sản.
Hành vi chiếm hữu bao gồm việc nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp và gián tiếp. Hành vi chiếm hữu gián tiếp đó là chủ thể xác lập hợp đồng gửi giữ; hay ủy quyền quản lý tài sản đối với người khác. Do đó, chủ thể có thể trực tiếp nắm giữ tài sản dưới một trạng thái vật chất cụ thể; hoặc chiếm hữu gián tiếp thông qua áp dụng các biện pháp; quản lý về mặt pháp lý đối với tài sản như; Giao cho người khác chiếm hữu thông qua các quan hệ thuê trông giữ; hay ủy quyền quản lý tài sản.
Về mặt ý chí, người chiếm hữu coi mình là người có quyền đối với tài sản. Hành vi chiếm hữu chỉ được pháp luật ghi nhận; và bảo vệ khi chủ thể chiếm hữu có những xử sự giống như họ là chủ sở hữu; hay có quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản. Do đó, những người có hành vi nắm giữ tài sản một cách lén lút; giấu diêm như cất giấu; che đậy tài sản để tránh sự phát hiện của những người xung quanh của những người đi trộm cắp; lừa đảo tài sản thì không được pháp luật bảo vệ.
Người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật; là việc chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà không dựa trên những căn cứ; của pháp luật quy định (hay nói cách khác; là chiếm hữu không phù hợp với quy định của pháp luật). Cụ thể là những trường hợp mà người chiếm hữu một tài sản; nhưng không phải là chủ sở hữu hoặc không chiếm hữu theo những căn cứ do Bộ luật dân sự năm 2015; đã quy định. Bộ luật dân sự 2015 thì chiếm hữu không có căn cứ pháp luật; đã được quy định cụ thể tại các điều từ Điều 179 đến Điều 185.
Trong thực tế có những trường hợp việc chiếm hữu; sử dụng lại không dựa theo quy định về chiếm hữu tài sản có căn cứ. Trong trường hợp này, hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản được coi là hành vi bất hợp pháp. Người chiếm hữu, sử dụng tài sản phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.
Căn cứ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu; sử dụng tài sản có thể do hành vi trái pháp luật chiếm đoạt tài sản của người khác; hoặc việc chiếm hữu tài sản của một chủ thể là ngay tình. Chủ thể không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật.
Khi một chủ thể chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác ngay tình; hoặc không ngay tình đều phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu của nó. Ngoài ra, nếu việc sử dụng tài sản không ngay tình mà thu được những lợi ích nhất định; thì phải hoàn trả những lợi ích đó cho chủ sở hữu.
Nghĩa vụ hoàn trả khác với nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, người có hành vi trái pháp luật; đã xâm hại đến tài sản, làm cho tài sản bị tiêu hủy, hư hỏng, mất mát,.. Do vây, người gây thiệt hại phải bồi thường giá trị tài sản mà mình đã xâm hại.
Điều 189 Bộ luật Dân sự quy định: việc chiếm hữu tài sản không phù hợp; với quy định trên là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp có thể trở thành chủ sở hữu nếu chiếm hữu ngay tình
Điều 180 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về chiếm hữu ngày tình; như sau: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng; mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
Khái niệm chiếm hữu ngay tình được đặt ra bên cạnh khái niệm; chiếm hữu có căn cứ pháp luật, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật; chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu của tài sản.
Người chiếm hữu ngay tình có những quyền sau đây:
- Được yêu cầu bồi thường thiệt hại; (giá trị đòi bồi thường là giá trị của giao dịch mà họ đã xác lập; và các thiệt hại khác nếu có như hệ số trượt giá của tài sản …)
- Được hưởng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản kể từ thời điển bắt đầu chiếm hữu; đến thời điểm phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu.
- Được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để bảo quản và tăng giá trị cho tài sản.
Trong trường hợp chiếm hữu ngay tình thì người chiếm hữu không biết; hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Người chiếm hữu liên tục phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu; nhưng nếu việc chiếm hữu có yếu tố liên tục, công khai; thì người chiếm hữu ngay tình được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại; và được áp dụng thời hiệu hưởng quyền theo Điều 236 Bộ luật dân sự 2015.
Theo đó, người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình; liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản; 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó; kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Chiếm hữu ngay tình là hình thức chiếm hữu ngược lại với chiếm hữu không ngay tình, theo quy đinh tại Điều 181 BLDS 2015, chiếm hữu không ngay tình được hiểu là việc chiếm hữu đòi hỏi người chiếm hữu phải nhận thức được mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Chiếm hữu công khai được ghi nhận tại Điều 183 BLDS 2015, theo đó, chiếm hữu công khai được thể hiện ở việc người chiếm hữu thực hiện các tác động vật chất đối với tài sản một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.