Xin chào Luật Sư. Tôi có thắc mắc cần được giải đáp về người bị tước quốc tịch như sau: Trường hợp nào thì bị tước tịch? Trường hợp đã bị tước quốc tịch có bị thu hồi hộ chiếu không? Mong được Luật Sư cùng mọi người giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Người bị tước quốc tịch có bị thu hồi hộ chiếu không?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Trường hợp nào thì bị tước quốc tịch?
Theo điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam; các trường hợp công dân bị tước quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:
– Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam; nếu có hành vi:
+ Gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc; đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam; nếu có hành vi quy định thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam nêu trên.
Trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn; thư tố cáo về hành vi thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam, UBND cấp tỉnh; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh; nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi thuộc căn cứ bị tước quốc tịch Việt Nam lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
– Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc của Tòa án; Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ; ngành khác có liên quan thẩm tra hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam; và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Người bị tước quốc tịch có bị thu hồi hộ chiếu không?
Tại Điều 27 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về các trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu như sau:
1. Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất
2. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người được thôi quốc tịch; bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
3. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao; hộ chiếu công vụ còn thời hạn đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng.
4. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đã cấp cho người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.
Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp bị tước quốc tịch thì sẽ bị thu hồi hộ chiếu.
Thu hồi hộ chiếu đối với người bị tước quốc tịch được quy định như thế nào?
Tại Điều 29 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về thu hồi đối với người bị tước quốc tịch Việt Nam như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho thôi quốc tịch, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi văn bản thông báo đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an nếu người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở trong nước hoặc gửi văn bản thông báo đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nếu người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thông báo, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an kiểm tra, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thông báo, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiểm tra, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn, thông báo kết quả cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Video hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu của Luật sư X
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “ Người bị tước quốc tịch có bị thu hồi hộ chiếu không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Lệ phí làm hộ chiếu gắn chip là bao nhiêu?
- Gia hạn hộ chiếu có mất phí hay không?
- Có được cấp hộ chiếu lần đầu ở nơi tạm trú không?
- Có được mang hộ chiếu đi cầm cố không?
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, không có quy định nào định nghĩa tước quốc tịch là gì. Tuy nhiên, có thể coi đây là biện pháp xử lý của một nước buộc công dân đang mang quốc tịch của nước đó không được mang quốc tịch nước đó nữa nếu vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của công dân.
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Quốc tịch Việt Nam, thẩm quyền của Chủ tịch nước được quy định như sau:
Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
– 15 ngày kể từ ngày phát hiện hoặc nhận đơn, thư tố cáo về hành vi làm căn cứ để tước quốc tịch Việt Nam: UBND cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh và gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp.
– 30 ngày: Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
– 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng, Chủ tịch nước xem xét, quyết định tước quốc tịch của người vi phạm.